Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2023

Ký ức Hoa Học Trò xưa: Khởi dựng bóng đá nữ Hoa Học Trò

Hình ảnh
Sáng kiến thành lập bóng đá nữ không phải bắt nguồn từ ý định của Tòa soạn, mà là của mấy cô nàng trong Hội bút Hương Đầu Mùa. Hôm ấy, ngày 23-7- 1992 (sử quan đã ghi như vậy) cả bọn ngồi vây quanh chiếc bàn bóng bàn trên hội trường số 5 Hòa Mã, vừa trò chuyện vừa măm măm hoa quả. Hai cô nàng Hoàng Phương và Kiều Ly hí hoáy viết gì đó rồi chuyền tay nhau ký “kiến nghị” chuyển cho Trưởng ban biên tập Nguyễn Như Mai kèm theo danh sách “đội bóng” gồm 20 nữ cầu thủ. Ngay tuần sau nghỉ họp, Hội bút kéo ra sân Quán Thánh. Tôi gặp HLV Tạ Quang Hậu nhờ anh làm huấn luyện viên. Tạ Quang Hậu ngạc nhiên hỏi: “Bóng đâu? Sao lại đi chân đất cả thế này? Thì ra lòng hăng hái hừng hực, nhưng chưa chuẩn bị gì cả, cứ thế kéo nhau đến sân”. Chợt có một cô nàng võ sinh karate đèo quả bóng đi qua. Quân ta sán đến gạ: Này, các ấy có dám đấu không? Chạm vào tự ái, các võ sĩ “sợ gì”. Nhưng bên họ chỉ có 10 cầu thủ, tôi bèn xung phong làm thủ môn, tự giới thiệu mình thời sinh viên đã từng là cầu thủ bóng rổ củ

Funny: Our Faults

- Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for each of us to tell the other all our faults. - How did it work? - We haven't spoken for five years.

Funny: Great Mystery

Newsboy: - Great mystery! Fifty victims! Paper, mister? Passerby: - Here boy, I'll take one. After reading a moment. - Say, boy, there's nothing of the kind in this paper. Where is it? Newsboy: - That's the mystery, sir. You're the fifty first victim.

Funny: Let's Work Together

- Excuse me. - Yes? - Can you tell me how to get to the post office? - That's just where I want to go. Let's work together. You go south, and I'll go north, and we'll report progress every time we meet.

Funny: A Cow Grazing

Artist: - That, sir, is a cow grazing. Visitor: - Where is the grass? Artist: - The cow has eaten it. Visitor: - But where is the cow? Artist: - You don't suppose she'd be fool enough to stay there after she'd eaten all the grass, do you?

Funny: Money And Friends

- Since he lost his money, half his friends don't know him any more. - And the other half? - They don't know yet that has lost it.

Funny: The Hen And The Dog

Jones: - Sorry, old man, that my hen got loose and scratched up your garden. Smith: - That's all right, my dog ate your hen. Jones: - Fine! I just ran over your dos and killed him.

Funny: The River Isn't Deep

A stranger on horse back came to a river with which he was unfamiliar. The traveller asked a youngster if it was deep. - No - replied the boy, and the rider started to cross, but soon found that he and his horse had to swim for their lives. When the traveller reached the other side he turned and shouted: - I thought you said it wasn't deep? - It isn't - was the boy's reply - it only takes grandfather's ducks up to their middles!

Funny: Father Wants To Go To Bed

Next-door Neighbor's Little Boy: - Father say could you lend him your cassette player for tonight? Heavy - Metal Enthusiast: - Have you a party on? Little Boy: - Oh, no. Father only wants to go to bed.

Funny: A Policeman And A Reporter

Country Policeman at the scene of murder: - You can't come in here! Reporter: - But I've been sent to do the murder. Country Policeman: - Well, you're too late; the murder's been done! - ?!?

Funny: My Daughter's Music Lessons

- My daughter's music lessons are a fortune to me? - How is that? - They enabled me to buy the neighbors' houses at half price.

Funny: The French People Have Difficulty

- Did you have any difficulty with your French in Paris? - No, but the French people did.

Funny: Why Do They Have French Lesson?

- What's the idea of the Greens having French lessons? - They have adopted a French baby, and want to understand what she says when she begins to talk.

Anh Chánh Văn - 'cuộc đời và sự... thật', giữ lời hứa công bố danh tính sau 30 năm

Hình ảnh
Trời ơi, có những việc sớm không làm để muộn mới làm là thiệt thòi cho bản thân ghê lắm á. Chẳng hạn như thời “trai trẻ quyến rũ” không chịu ra mắt để đến khi già rồi mới làm chuyện đó lần đầu thì quá bất tiện cho mình và cả bạn đọc. Bí ẩn Chánh Văn, ban đầu chỉ là để đùa cợt, khiêm nhường, rồi chỉ sau một vài số báo thì lại thành sốt, thành ra là để giật gân câu khách, để bạn đọc tha hồ thêu dệt hồ sơ đen, thành ra lại biến thành “quyền lợi” của toà soạn. Các bạn “biêu riếu, bịa đặt, khích bác” bất cứ cái gì về Anh Chánh Văn là chúng tôi đăng nguyên văn không đính chính, thành ra là càng tò mò, lôi cuốn. Bạn đọc đến toà soạn cuồn cuộn cũng một phần trong đó để tìm coi chàng ta là ai. Càng về sau càng là bí mật nghề nghiệp để lôi cuốn độc giả, cả tuổi mới lớn lẫn tuổi đã lớn, tức là tuổi trăng náu, trăng tròn, trăng xế, và cả trăng xế… xệ xề xê. Giờ đây, kỉ niệm 30 năm, như một cú chạm rất mạnh. Ban đầu tôi không để ý lắm những dịp lễ lạt hội hè như kiểu này. Nhưng rồi hoá ra, covid-19

Hoa Học Trò ngày ấy, ký ức lãng mạn một thuở học đường

Hình ảnh
Một hôm, vào giữa tháng 10 năm 1991, nhiều gia đình ngạc nhiên khi bác đưa thư gửi cho một tờ báo mới toanh: Hoa Học Trò, bìa láng in màu hình ảnh một bạn gái mặc bộ quần áo dân tộc, những trang trong có màu giấy “hơi đen một tí” và chữ hay bị nhòe dấu. Đó là báo tặng cho những gia đình đặt báo Thiếu niên Tiền phong định kỳ. Mừng quá là mừng, đói chữ lại được tặng báo mới. Nhưng chữ “mừng” là chưa đủ, vì sau khi đọc ngấu nghiến số HHT đầu tiên, độc giả tuổi mới lớn thấy lâng lâng ngọt ngào. Những năm ấy đất nước đang giai đoạn chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường, cuộc sống có khá hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Phải là những gia đình có thu nhập ổn định mới có điều kiện mua sách báo giải trí cho con cái, còn nhà nghèo thì phải yêu chữ lắm mới đặt báo định kỳ. Học trò thường dành tiền mua từng số ở các sạp báo. Những ngày sau đó, học trò háo hức chờ số mới, để giờ ra chơi chụm đầu vào cùng đọc, hoặc để trong ngăn bàn rồi thỉnh thoảng hé mắt liếc xuống vội vàng khi thầy đang xem

Báo Hoa Học Trò, tờ báo kỷ niệm tuổi học đường

Hình ảnh
Bài viết của nhà báo Nguyễn Như Mai, Trưởng ban biên tập đầu tiên của báo Hoa Học Trò, cố vấn chương trình Đường lên đỉnh Olympia - VTV. Hoa Học Trò số 1 ra mắt ngày 15/10/1991 dày có 20 trang cả bìa, khổ 19x27cm. Giấy đen, chữ nhỏ Co 10, không màu. Bìa giấy láng in màu. Thế là sang lắm rồi, giá bán 600VNĐ. Đó là giá khuyến mãi, sau này đến số 3 bìa không láng đã phải bán giá 700 Đ. Hình ảnh bìa là cô bé Vũ Lan Hương rất dễ thương, mặc bộ quần áo dân tộc. Lan Hương là đại biểu học sinh Tuyên Quang về dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc được PV trẻ Hoài Linh "chộp" được. Các trang mục như đã bày cỗ sẵn mời bạn đọc vào cuộc. Bài vở hầu như chưa có sẵn, phải “đặt hàng” các nhà văn, nhà báo, chọn lọc các sáng tác và thư từ của bạn đọc lứa tuổi mới lớn của báo TNTP. Trên trang bìa 2, mở đầu bằng bài HHT chào bạn nói lên định hướng của tờ báo. Mở mục “Nhật ký để ngỏ” hoàn toàn mới, phải nhờ nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn “làm chân gỗ” viết bài, lấy tên tác giả là cô con gái Thùy Tr

Những món ăn khiến ta nhớ tuổi thơ mong mẹ về chợ

Hình ảnh
Tuổi thơ luôn có những dư âm đi theo suốt cuộc đời, với những kỷ niệm tưởng như mới chiều hôm qua đây thôi mà sao ngủ dậy ta đã vội thành người lớn mất rồi. Cảm xúc da diết nhất của tuổi thơ là những hôm ngóng chờ mẹ đi chợ về, khi mỗi buổi gần chiều là ngồi buồn thiu ngóng ra cửa vì bụng bắt đầu réo, mỗi đứa đoán một món quà mà hi vọng hôm nay mẹ sẽ mua. Nhiều hôm vừa chơi vừa chờ, khi một đứa kêu toáng “mẹ về” là tất cả reo ầm lên, ào ào xung trận. Rồi mẹ đặt cái thúng xuống bậu cửa, lau những giọt mồ hôi và lật mấy mớ rau lên trước bao nhiêu con mắt háo hức nhìn, cũng chỉ có vài miếng bánh đa mỏng, hoặc vài gióng mía, mấy quả ổi thơm lừng nhiều hạt, nắm bỏng gạo, miếng bánh đúc lạc, hay mấy múi bưởi, sang hơn thì vài cái kẹo kéo hoặc kẹo dồi... thế thôi, nhưng thời ấy đói lắm, trẻ con tuổi ăn tuổi lớn lại càng thèm ăn. Có những hôm vì không bán được hàng nên mẹ về muộn hơn, mấy anh em chạy hẳn ra ngõ đứng ngóng, sốt ruột khi thấy trời bắt đầu tối. Cái tuổi hồn nhiên ấy đâu biết hôm

Quà vặt tuổi thơ khiến ta quay quắt nhớ những tiếng rao xưa

Hình ảnh
Âm thanh thần kỳ giúp ta thỉnh thoảng được sống lại những ngày tháng êm đềm của tuổi thơ chính là những tiếng rao. Lẩn khuất trong ký ức, âm thanh đậm đà nhớ mãi từ cái thủa hồn nhiên rong chơi ấy cứ lao xao trở về, rồi bất chợt nở bung cảm xúc khi ta vô tình nghe đúng tiếng rao xưa. Ngày xưa ấy, ta cùng lũ bạn chạy theo một chiếc xe bán kem, thèm lắm nhưng chẳng đứa nào có tiền mà mua. Một lũ lau nhau chỉ biết chạy theo, có đứa lếch thếch vẹo hông sang một bên vì bế em, thỉnh thoảng có đứa kiếm được một vài cái dép nhựa cáu bẩn đất bờ rào hoặc những mảnh đồng nhôm sắt vụn gom mãi mới đổi được một que kem, lũ bạn không chạy theo chú bán kem nữa mà xúm quanh nịnh nọt nó cho mút một tí, một tí thôi nhưng hít hà mãi vì cái lạnh và ngon của cây kem chỉ là nước đá pha ít đường đỏ. Rồi trưa hôm sau lại chạy theo chú bán kem đang vừa đạp xe chậm chậm vừa bóp quả bóng có gắn cái còi thay cho tiếng rao: Kemmm... múttt... Tuổi thơ của mỗi người đều được đắm mình trong những tiếng rao thân thương

Trời lạnh lại nhớ món cơm khô rang đường giòn rụm ngày xưa

Hình ảnh
Bữa cơm xưa độn sắn độn ngô, nắm dưa quả cà muối mặn vượt qua cơn nghèo luôn khó rình rập, khi nào cũng phải tằn tiện, dè sẻn đề phòng “tháng ba ngày tám” thiếu ăn. Nếu có bữa nào thừa một vài nắm cơm cũng không cho gà vịt mà phải nghĩ cách tái chế để thành món ăn mới bởi cuộc sống thiếu thốn. Những ngày trời có nắng to, bữa cơm lỡ thừa một ít, các bà các mẹ thường đem phơi khô để làm nguyên liệu cho món cơm khô rang đường. Cơm thừa nếu lỡ để khô sẽ đem bóp nước cho từng hạt tách rời nhau ra, vẩy sạch nước, dàn đều ra mẹt rồi hong khô lên mái hiên nhà hoặc bể nước. Những ngày nắng hè gay gắt, được mẹ giao trông chừng lũ chim trời sà xuống ăn vụng, nhiều hôm gió thổi nhè nhẹ, dựa gốc cây nhìn vào sân mà mắt ríu lại, giật mình choàng dậy thấy mẹt cơm ít ỏi đã lẹm đi một góc. Sau vài ngày hong dưới nắng hè oi ả, những hạt cơm bắt đầu khô keo, trong đục. Mấy đứa trẻ tò mò nếm thử, dai dai và hơi nhạt, không thú bằng mấy món hái trộm từ bờ rào hàng xóm. Thế thôi, nhưng cất vào hũ sành, đậy

Những món thần thánh “ăn kèm roi” của tuổi thơ 7x, 8x, 9x

Hình ảnh
Ai cũng có tuổi thơ để quay về trong hoài niệm, để trào dâng cảm xúc với những ngây thơ, với cánh diều phơi nắng và những buổi chiều tắm mưa trong tiếng cười giòn giã. Tuổi thơ chưa biết lo toan, chỉ có những niềm vui giản dị, những trò chơi mà lớn lên nghĩ lại vẫn tưởng như vừa mới chơi hôm qua thôi. Tuổi thơ 8x, 9x trở về trước không chỉ thèm ăn, thèm chơi mà còn thèm vừa ăn vừa chơi, vừa nghịch nữa. Trò nghịch hồi hộp nhất là những lần đi hái trộm hoa quả rồi vừa hí hửng chia nhau ăn vừa nơm nớp sợ bị phát hiện, đến nỗi mấy ngày sau nhìn thấy chủ nhà từ xa phải len lén đi vòng ngõ khác. Thuở ấy không xúng xính áo quần, cặp sách, đồ chơi; thuở ấy cũng không có nhiều món ăn ngon, nhưng có những món đồ chơi tự chế, có những ngày lén trèo héo trái mít non chát lè, nhưng có thêm mấy cái lá mít cuộn đựng muối ớt rồi thì vừa ăn vừa xuýt xoa làm cái vị cay bùi chát ấy mãi theo ta đến khi trưởng thành. Như mới hôm qua thôi, buổi chiều nắng hanh hao rủ nhau đá bóng, đội nào thắng được nhận ph

Lưu bút ngày xanh, buồn vui tuổi hồn nhiên tinh nghịch

Hình ảnh
Tia nắng nhỏ xuyên qua cành phượng nhỏ, vương lên trang lưu bút những cảm xúc học trò, cho ai đó còn băn khoăn nuối tiếc, lặng lẽ để cảm xúc ngập tràn khi ngắm chiếc ghế sân trường nhạt màu với thời gian! Thời gian trôi qua mau, ngày cuối cùng của năm học đã đến, để lại phía sau những tháng năm êm đềm biết bao kỷ niệm, học trò căng thẳng với kỳ thi phía trước vẫn thấy trùng lòng khi hoài niệm những buồn vui! Buổi học cuối của năm học, vào lớp thấy hẫng lòng bởi mai này, trong lớp học này sẽ vắng tênh bạn bè, sẽ không còn được thấy những ồn ào, lo âu, nghịch ngợm. Không còn những lần thót tim nhìn theo cái bút của thầy rê rê trên danh sách lớp giờ kiểm tra miệng, không còn cảm giác lên bảng vừa ấp úng vừa lén nhìn xuống xem có đứa nào ra hiệu được tí gì không. Sau kỳ thi sẽ được ngủ đã đời nhưng cảm giác không sung sướng bằng giấc ngủ khi nhận được tin nhắn nghỉ học. Rồi sẽ không còn thấy cảnh cả lớp hò reo vì thầy cô ốm nên được nghỉ tiết mặc cho lớp trưởng gào thét liên hồi, để hôm sa