Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2021

Festival Huế, sự kiện văn hóa lớn để nhớ về những giá trị truyền thống tại cố đô Huế

Hình ảnh
  Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tưởng nhớ về những giá trị truyền thống tại cố đô Huế. Tham gia lễ hội này, du khách sẽ được thưởng thức những màn biểu diễn nghệ thuật đường phố, ngâm thơ, các buổi trưng bày đầy màu sắc, hòa nhạc, chơi trống và xem các bộ phim lịch sử. Lễ khai mạc Festival Huế 2021 sẽ chính thức diễn ra vào vào ngày 12/6. Trước đó, Festival Huế 2020 là Festival Huế lần thứ 11, cột mốc đánh dấu chặng đường 20 năm hình thành và phát triển của một festival văn hóa - nghệ thuật - du lịch quốc gia, mang tầm quốc tế. Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế luôn luôn mới”, Festival Huế 2020 dự kiến mang lại cho người tham dự những trải nghiệm mới lạ, độc đáo về văn hóa, lịch sử, và nghệ thuật, là nơi hội tụ những chương trình biểu diễn hấp dẫn của các đoàn nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu diễn ra trên những sân khấu chính: sân khấu Ngọ Môn, sân khấu quảng trường Qu

Ảnh hài, ảnh chế, ảnh vui: Hà Nội mùa này phố cũng như sông

Hình ảnh
Trong cảnh mấy năm nay Hà Nội nước dâng cao khi có mưa lớn nhiều ngày, cư dân mạng vẫn có thể tìm cho mình những niềm vui từ những tình huống "dở khóc, dở cười". Ngôi sao "The Rock" Dwayne Johnson đi đâu mà lạc qua tận Việt Nam giữa mùa mưa gió bão bùng thế này, đã thế trên tay còn đang ôm mỹ nhân xinh đẹp nữa. Nếu biết trước giữa phố Hàng Bài có đàn cá chép Nhật "khủng" thế kia thì những thanh niên Đà Nẵng đã không phải trộm đàn cá Koi nhà người ta làm mồi nhậu nhỉ?! Tràng Tiền Plaza lung linh chẳng kém thuỷ cung mọi người ơi... Dân mạng cũng hài hước chế ảnh được bơi ở ngã tư trước Tràng Tiền Plaza khi đường bị ngập sâu. Thậm chí, cặp đôi cô dâu chú rể cũng được dân mạng ghép vào khoảnh khắc hiếm có khó tìm này giữa phố Hà Nội. Vũ Nguyễn (Tuổi Trẻ Cười)

Biển báo giao thông Hà Nội: Đố các anh chị tìm được em

Hình ảnh
Trên các tuyến đường tại Hà Nội, nhiều nơi cắm dày đặc biển báo giao thông, hoặc các biển này bị che khuất tầm nhìn. Thực tế này khiến không ít người đi đường như bị "bẫy", và một số thì không chấp hành theo tổ chức giao thông của cơ quan chức năng, dẫn đến xung đột giao thông, “mạnh ai nấy đi”. Biển báo cấm dừng đỗ xe trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy) đặt sát với biển trông giữ phương tiện gây phản cảm Lá cây trùm lên biển báo giao thông. Biển báo bị che khuất bới hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên phố Phạm Ngọc Thạch. Lái xe phải đi gần đến biển báo mới nhìn thấy biển báo hiệu trên đường Tân Mai. Biển báo cắm dày đặc, bị cây che khuất như "bẫy" người đi đường trên phố Giải Phóng. Tổng hợp

Bất ngờ hình ảnh chế đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông thành con đường hoa cải

Hình ảnh
Sốt ruột vì đường cao tốc Cát Linh - Hà Đông mãi vẫn chưa đi vào hoạt động, dân mạng đã trổ tài "trồng cấy" khiến cả tuyến đường sắt này bỗng nở rộ ngàn bông hoa vàng tươi đẹp. Tưởng chỉ cho vui, ai ngờ ý tưởng này được nhiều người ủng hộ lắm nhé! Hoa cải nhé, hay anh chị em muốn hoa gì cũng có thể trồng được (PS4Me) Tuyến đường sắt được chế thành cả dòng sông trên cao. "Chợ đêm Cát Linh - Hà Đông" (PS: Hoang Anh Pham) Nhiều người tìm thấy những hình ảnh đường đi bộ trên cao được tận dụng từ đường sắt của nước ngoài (FSFB) Nhìn cũng đẹp quá đấy chứ (PSFB) Tổng hợp

Tình huống khó đỡ vì chiếc bánh mì Hàng Đào và Lương Văn Can xưa

Hình ảnh
Thuở ấy ở phố Hàng Đào và Lương Văn Can người ta bán một món gọi là bánh mì bao tử, giống như bánh mì que của Pháp. Nó tròn như quả chuối, nhưng thẳng đuỗn và dài khoảng 20 phân. Người ta rạch một đường bên thân của nó và nhét vào bên trong dưa chuột, tương ớt, bơ và pa- tê. Rất thơm ngon và rẻ nữa nên rất nhiều người ăn. Rồi một hôm nọ, có một nữ sinh đi xe buýt, cô để cái bánh mỳ bao tử (như đã nói ở trên) còn hơi nóng ở túi quần sau cùng điện thoại di động (vì chả nhẽ lại ăn trên xe?). Xe lại đông người nên cô cứ vòng tay ra sau giữ khư khư cái bánh mì ấy. Sắp đến bến thứ 9, anh chàng đứng sau cô hỏi: - Xin lỗi! Em xuống bến nào? Gái đoan trang dễ đâu làm quen... ngoài đường. Cô sẵng giọng: - Không liên quan đến anh! - Nếu vậy thì em cho tôi xin, tôi đã đi quá 3 bến rồi! - Vừa nói chàng trai vừa khẽ búng nhẹ vào bàn tay cầm bánh mì bao tử của cô. - Ô hay, cái bánh mì này là bữa sáng của tôi đấy! Cho anh làm sao được. - Tôi biết! Bữa sáng của em vẫn còn trong túi, nhưng em đang cầm

Thánh hài Ba Giai, Tú Xuất quậy tung đất Hà Thành là những ai?

Hình ảnh
Ba Giai và Tú Xuất là cặp bài trùng trong lịch sử Việt Nam. Hai nhà nho bất đắc chí suốt năm đi khuấy động dân làng cho hả nỗi bất bình, trước những thói xấu của xã hội đương thời. Ba Giai tên thật là Nguyễn Văn Giai, người làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội ). Ông là con thứ ba trong gia đình nên có tên gọi là Ba Giai. Học giỏi nhưng gặp lúc nước nhà lâm cảnh loạn lạc nên ông không đi thi. Tú Xuất tên thật là Nguyễn Đình Xuất, sống vào thế kỷ XIX, là người gốc làng Chuông, huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Xuất là người thông minh, tri thức hơn người nhưng hay gặp thất bại trong khoa cử. Từ đó, ông sinh ra tính hay bông đùa, trêu cợt, đặc biệt là thích đả kích vào các thói hư, tật xấu và những tiêu cực của người đương thời. Việc Ba Giai gặp Tú Xuất thế nào không ai biết rõ. Theo tài liệu của ông Lữ Huy Nguyên kể lại trong bản truyện Ba Giai Tú Xuất qua lời giáo sư Nguyễn Tường Phượng, hai ông thường gặp gỡ, rủ nhau chơi bờ

Bắc Giang với những làng cười gia truyền trên cái nôi của quan họ cổ

Hình ảnh
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các làng cười Bắc Giang tồn tại từ nhiều thế kỷ ở vùng Kinh Bắc cổ. Những câu chuyện cười được lấy từ sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, sản xuất của người dân. Với sự khéo léo tài tình, người dân đã chuyển những đề tài rất đời thường, tưởng như chẳng có gì đáng nói thành những câu chuyện gây cười và chia sẻ với nhau cho vơi mệt mỏi, tạo thành cái "điêu ngoa" hấp dẫn. Làng cười Phụng Pháp "Nói gì mà ngang như... cua. Bực cả mình". Nhiều người đã phải vừa bực mình, vừa tức cười khi nói chuyện với người dân làng Cua, còn gọi là làng Phụng Pháp, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làm người khác tức cành hông mà vẫn phải phì cười, đó là cái duyên của người Phụng Pháp. Làng cười Dương Sơn Làng Dương Sơn thuộc xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, Bắc Giang hình thành từ bao giờ không ai nhớ rõ, và nghệ thuật nói khoác ở đây ra đời từ khi nào cũng không ai hay. Chỉ biết rằng, từ lâu trong dân gian đã lưu truyền câ

Cư dân mạng tí ngất khi thấy hotboy bưu tá "đánh dấu lãnh thổ"

Hình ảnh
  Nếu chia tay, chắc phải giải thích cho anh sau là con cò gửi em cho mẹ em qua đường bưu điện (IgWiki.com)

Bá đạo dân bưu chính viễn thông xăm hình

Hình ảnh
  Anh em nghề khác đừng có GATO rồi "chim cú" (IgWiki.com)

Bất ngờ cô gái nhận lại được chiếc điện thoại đã mất sau khi nó đi du lịch vòng quanh thế giới

Hình ảnh
Qua bao nhiêu con dấu của bưu điện các quốc gia chứ đùa (IgWiki.com)  

Phong bì này chắc chắn là gửi vào ngày Halloween

Hình ảnh
Thảo nào ngày Bưu chính cũng vào tháng 10 như ngày Halloween (IgWiki.com)

Chiếc phong bì hỗ trợ bưu tá tìm đường

Hình ảnh
Chẳng nhẽ lại mở thư của người ta ra để tìm đường? (IgWiki.com)

Lịch sử phát triển tuần báo Văn Nghệ của Hội nhà văn Việt Nam

Hình ảnh
  Tuần báo Văn nghệ, tiền thân là tạp chí Tiên phong có trụ sở ở 40 Quang Trung Hà Nội. Tạp chí ra đều đặn mỗi tháng hai kỳ, dày 42 trang khổ 19 x 27 cm. Số 1 ra ngày 10/11/1945 đến số 24 thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tạp chí tạm thời đình bản. Anh chị em văn nghệ sỹ vác ba lô lên Việt Bắc tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Tháng 3-1948, tạp chí Văn nghệ số 1 ra đời, 72 trang giấy dó, tòa soạn đóng ở Gia Điền rồi lên Đan Hà (Phú Thọ), sau rời xuống xóm Chòi, Đại Từ (Thái Nguyên). Bấy giờ nhà thơ Tố Hữu là Thư ký tòa soạn - nay gọi là Tổng biên tập, và Ban biên tập gồm các nhà văn nhà thơ Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu sau có thêm nhà văn Nam Cao. Suốt chín năm kháng chiến, Tạp chí Văn nghệ in được 56 số đều đặn mỗi tháng một kỳ, đôi lúc hai tháng một kỳ. Nhà thơ Tố Hữu sau được cử Trưởng Ban tuyên truyền Trung ương thì các nhà văn, nhà thơ lần lượt thay nhau lãnh đạo tờ báo như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Nguyên Hồng. Tạp chí Văn nghệ mở khổ rộn

Lời nhắn các thi sĩ dân gian, nhân việc mọi người xôn xao về bài thơ đoạt giải của báo Văn Nghệ

Hình ảnh
Thưa quý vị! Chúng ta vẫn còn có những câu thơ hiện thực như: Sáng ra thấy nước tiểu vàng Biết ngay thời tiết chuyển sang gió mùa Hoặc nói về tình cảm vợ chồng như: Ra đường sợ nhất công nông Về nhà sợ nhất vợ không nói gì Những câu thơ hHay đến nổi cả da gà. Rồi đây, chúng ta sẽ khôi phục dòng thơ miêu tả cảnh đẹp quê hương đất nước. Khi mà dự án làm sạch nước sông Tô Lịch sẽ được hoàn thành vào năm 2024, lúc ấy: Nước sông Tô vừa trong vừa mát Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh Dừng chèo muốn tỏ tâm tình Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu. Thưa quý vị, xin dừng phóng tác những câu thơ siêu tưởng, tạm thời ngâm nga những câu thơ hiện thực như "sông bao nhiêu rác thương môi trường bấy nhiêu". Để chờ ngày "tàu Cát Linh - Hà Đông xanh mướt như những hàng cây trên đường Nguyễn Trãi đã đã bị chặt" uyển chuyển lượn qua con sông Tô Lịch nước trong veo. Khi ấy đảm bảo thơ Việt Nam chất lượng cao cứ gọi là xuất khẩu nườm nượp. Tú Jap, 4/2021

Gái FA thả thính bằng bài thơ Chửi mất gà (cảm hứng sau khi đọc bài thơ đoạt giải của báo Văn Nghệ)

Hình ảnh
Một yểu điệu thục nữ xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê, nhưng nhiều lần thả cả thính lẫn bả mà vẫn không ăn thua. Tết năm nào người ta cũng "chúc nhanh lấy chồng" khiến nàng lấy làm bồn chồn. Một hôm, soi gương thấy mình giống yểu điệu thục mạng hơn là thục nữ, nàng hiểu ra vấn đề bèn nghĩ ra một mẹo. Chiều hôm ấy, nàng ra cổng làng, vừa nhặt lá vàng rơi vừa ngâm thơ rất to: Những lần gà nhà tôi bị mất Mẹ tôi chửi: – Cái đứa trộm gà ơi Ta cầu mong cho ngươi Nuôi được gà đầy đàn Lứa này tiếp lứa khác Có nhiều gà nhất bản Có nhiều gà nhất mường! Những lần lợn con nhà tôi bị mất Mẹ tôi chửi: – Đứa nào trộm lợn nhà tôi Thì hãy có nhiều lợn Đàn tiếp đàn núc ních Lứa tiếp lứa không ngừng Bán được nhiều tiền nhé! Từ thuở bé đến giờ Hễ nhà mình mất gà mất lợn Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường Nhan sắc không bằng đám bạn Khéo léo không bằng người ta Thế mà có hẳn bốn nhà

Tuyển tập thơ nói ngược, vè nói ngược, vè dân gian hay nhất (4)

Hình ảnh
Tuyển tập thơ nói ngược, vè nói ngược, vè dân gian hay nhất, nhanh nhớ, nhanh thuộc nhất mang tính giáo dục cao được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân từ đời này sang đời khác. Nghe vẻ nghe ve, nghe vè nói ngược Voi tượng đi dưới nước thuyền bè đi trên bờ Trên núi đặt lờ, dưới sông bửa củi Gà cồ hay ủi, heo nái hay bươi Mùng mười nước chảy, ghe nhẹ thì đẩy ghe nặng thì chèo Bớ chú nhà nghèo, cho vay bạc nợ Có chú nhà rách, cầm vách bửa cau Tiêm trầu bằng bột, gói bánh bằng voi Giả gạo bằng nồi, nấu cơm bằng cối Bữa rằm trời tối, mùng 1 sáng trăng Con nít rụng răng, bà già mới mọc... Tư Cười

Tuyển tập thơ nói ngược, vè nói ngược, vè dân gian hay nhất (3)

Hình ảnh
  Tuyển tập thơ nói ngược, vè nói ngược, vè dân gian hay nhất, nhanh nhớ, nhanh thuộc nhất mang tính giáo dục cao được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân từ đời này sang đời khác. Ve vẻ vè ve Nghe vè nói ngược Cái lược quyét nhà Chổi bà chải tóc Cụ già đi học Cháu bé ngồi nhà Gà mẹ đẻ con Lợn sề ấp trứng Em bé cao hứng Hát ca cải lương Nghệ sỹ thân thương Khóc đòi ty mẹ Củ hành củ hẹ To bằng bình vôi Quả mít chín rồi Bé bằng hạt bưởi Tất ta tất tưởi Khen là ung dung Ăn nói lung tunng Khen là điềm đạm Mưa nhiều bị hạn Nắng cháy đầm lầy Bong bóng thì chìm Gỗ lim thì nổi Đào ao bằng chổi Quét nhà bằng mai Hòn đá dẻo dai Cục xôi rắn chắc Gan lợn thì đắng Bồ hòn thì bùi Hương hoa thì hôi Nhất thơm thì cú Đàn ông to vú Đàn bà rậm râu Hay sủa thì trâu Hay cày thì chó Người thì có mỏ Chim thì có mồm Thẳng như lưng tôm Cong như cán cuốc Thơm nhất là ruốc Hôi nhất là hương Đặc như ống bương Rỗng như ruột gỗ Chó thì hay mổ Gà thì liếm la Xù xì quả cà Nhẵn như quả mít Meo meo là vịt Quạc quạc là

Tuyển tập thơ nói ngược, vè nói ngược, vè dân gian hay nhất (2)

Hình ảnh
  Tuyển tập thơ nói ngược, vè nói ngược, vè dân gian hay nhất, nhanh nhớ, nhanh thuộc nhất mang tính giáo dục cao được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân từ đời này sang đời khác. Bước sang tháng sáu giá chân Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi Con chuột kéo cày lồi lồi Con trâu bốc gạo vào ngồi trong nong Vườn rộng thì thả rau rong Ao sâu giữa đồng, vãi cải làm dưa Đàn bò đi tắm đến trưa Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương Voi kia nằm ở gậm giường Cóc kia đánh giặc bốn phương nhọc nhằn Chuồn chuồn thấy cám liền ăn Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua Bao giờ cho đến tháng ba Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng Hùm nằm cho lợn liếm lông Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi Nắm xôi nuốt trẻ lên mười Con gà, nậm rượu nuốt người lao đao Lươn nằm cho trúm bò vào Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô Thóc giống đuổi chuột trong bồ Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu Chim chích cắn cổ diều hâu Gà con tha quạ biết đâu mà tìm Gà con đuổi đánh diều hâu Chim ry đuổi đánh vỡ đầu bồ nông Thóc gạo đuổi chuột trong bồ

Tuyển tập thơ nói ngược, vè nói ngược, vè dân gian hay nhất (1)

Hình ảnh
Tuyển tập thơ nói ngược, vè nói ngược, vè dân gian hay nhất, nhanh nhớ, nhanh thuộc nhất mang tính giáo dục cao được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân từ đời này sang đời khác. Ve vẻ vè ve Cái vè nói ngược Non cao đầy nước Đáy biển đầy cây Dưới đất lắm mây Trên trời lắm cỏ Người thì có mỏ Chim thì có mồm Thẳng như lưng tôm Cong như cán cuốc Thơm nhất là ruốc Hôi nhất là hương Đặc như ống bương Rỗng như ruột gỗ Chó thì hay mổ Gà hay liếm la Xù xì quả cà Trơn như quả mít Meo meo là vịt Quạc quạc là mèo Trâu thì hay trèo Sóc thì lội nước Rắn thì hay bước Voi thì hay bò Ngắn như cổ cò Dài như cổ vịt Đỏ như quả quýt Vàng như quả hồng Cao tồng ngồng như chim tu hú Lùn lụ khụ như chim bồ nông Hay chạy lon ton là gà mới nở Cái mặt hay đỏ là con gà mào Hay bơi dưới ao mẹ con nhà vịt Hay la hay hét là con bồ chao Hay bay hay nhào mẹ con bói cá Tư Cười

Diễn viên phim JAV nổi tiếng, Tokuda Shigeo là ai?

Hình ảnh
Tokuda Shigeo sinh ngày 18/8/1934, là nghệ danh của một nam diễn viên huyền thoại ngành công nghiệp kh.i.êu dâm của Nhật Bản, cũng được coi là diễn viên lớn tuổi nhất thế giới từng đóng thể loại phim này. Trước khi nghỉ hưu ở tuổi 60, ông làm nghề đại lý du lịch. Ảnh chế Tokuda Shigeo Công ty sản xuất phim nơi Tokuda Shigeo "công tác", khi bắt đầu làm các phim dành cho người cao tuổi, họ chỉ thử với người ở độ tuổi ngoài ba mươi, nhưng sự ăn khách của phim kh.i.êu dâm cho người lớn tuổi đã khiến công ty tạo ra một dòng phim với diễn viên trong độ tuổi bảy mươi, tất nhiên Tokuda là tiền đạo đá chính trên sân hàng chiếu. Tokuda đóng phim với cả các nữ diễn viên trẻ và lớn tuổi, bao gồm một số phim với nữ diễn viên Fujiko Ito 72 tuổi. Số đông người già ở Nhật Bản có nhiều thời gian rảnh rỗi nên xem đủ loại phim, dần dần phim kh.i.êu dâm với người lớn tuổi đã trở thành một thị trường béo bở, chiếm khoảng 20-30% doanh thu của thể loại phim này. Theo Tokuda kể thì khi nghỉ hưu ôn

Tại sao diễn viên JAV Ozawa Maria được gọi là 'thánh nữ'

Hình ảnh
Nữ diễn viên Ozawa Maria, còn được biết tới với tên Miyabi, sinh ngày 8/1/1986, là một thần tượng phim JAV nổi tiếng người Nhật Bản, còn gọi là thần tượng AV (Adaruto bideo joyū). Mẹ cô là người Nhật và bố là người Canada. Ozawa Maria thừa nhận có quan hệ tình dục từ năm 13 tuổi với bạn trai vào đúng ngày sinh nhật của mình. Năm 2002, khi vừa tròn 16 tuổi, Ozawa lần tiên xuất hiện trong đoạn phim quảng cáo dài 30 giây cho một thương hiệu socola, cô đóng cảnh lén trao socola cho một người trong khi đang nắm tay người còn lại. Ảnh chế Ozawa Maria Không giống như hầu hết các nữ diễn viên khác được tuyển chọn, Ozawa được bạn giới thiệu ngành. Cô bắt đầu làm mẫu với cái tên Miyabi trên trang web khiêu dâm Shirouto Teien vào tháng 6/2005 với vài bộ ảnh và một phim ngắn khiêu dâm hạng nặng. Sau đó cô ký hợp đồng với hãng phim S1 No. 1 Style, ngày 7/10/2005, cô lần đầu tiên cho ra mắt phim New Face – Number One Style, Ozawa nhớ lại rằng cô đã quá hồi hộp khi lần đầu tiên quay phim đến nỗi khô

Mỗi ngày 'nữ hoàng làng phim JAV' Ozawa Maria làm chuyện ấy bao nhiêu lần?

Hình ảnh
Không biết các bạn thế nào chứ. Tôi rất thích làm chuyện ấy, làm ít nhất một ngày 2 lần mới đủ số lượng. Nếu như vì một lý do nào đó mà không thể làm được thì bức bối kinh khủng, không thể tập trung vào việc gì được, kể cả việc ngủ. Với tôi chuyện ấy rất cần thiết, lúc nhỏ vì chưa hiểu nên không quan tâm, từ ngày biết yêu thì cứ làm suốt. Khi làm chuyện ấy, điều quan trọng phải có được một "cái ấy" hợp với mình. Với tôi thì tôi thích loại thân dài, mình to, đầu nhỏ và thon, lông mềm mượt. Đương nhiên không phải loại dễ có đâu nhé, tôi là tôi tìm mãi mới ra đấy, nên quý lắm, ráng giữ gìn cho riêng mình thôi. Mà cái này các bạn không nên cho mượn hay sài lung tung nhé, dễ lây bệnh truyền nhiễm lắm đấy. Trước hết, tay cầm cái ấy, xịt một ít dung dịch vào (không có dung dịch thì hỏng bét, khô khốc, rất chán) rồi đưa vào trong thật nhẹ nhàng và cẩn thận nhé, mới đầu nên cọ cọ phía ngoài thôi, sau đó mới đưa sâu vào, thật nhịp nhàng, thật đều, lên rồi lại xuống, xoay tròn nữa, như

To-ku-da kể chuyện ngũ hổ vồ xôi

Hình ảnh
Tôi còn nhớ hồi tôi mới lớn có thích em Ozawa Maria trong làng. Hai đứa tôi cũng như bao đứa cùng trang lứa chở nhau đi chơi ăn kem vào cuối tuần, tối đến kể dăm ba câu chuyện rồi mới về đi ngủ. Rồi tôi cũng tỏ tềnh và Ozawa đã nhận lời đồng ý. Chúng tôi yêu nhau được thời gian tối ấy hai đứa tôi ngồi bụi tre ở đầu làng tôi mới khoác vai, định bụng thò tay xuống bốc xôi thì bị Ozawa nắm lại. Ozawa hỏi anh định làm gì tôi mới bảo bốc xôi chứ làm gì đâu, nàng nhéo yêu tôi cái rồi bảo đấy anh bốc xôi mà không bị em túm tay thì anh muốn làm gì cũng được. Tôi mở cờ trong bụng, nhưng mà thử vài lần mà lần nào cũng bị em nắm tay. Hôm nhà em tất niên tôi cũng được mời sang ăn cỗ đang ngồi ngoài sân nhìn thấy em bê mâm cỗ tôi mừng thầm cơ hội đến. Vào chỗ bày cỗ tôi bảo với em để anh bê đỡ cho, em mới giằng mâm của tôi để bê lên, chỉ chờ có thế tôi liền thò cả hai tay vào bốc xôi thỏa bao ngày mong ước. Bất nghờ em ú ớ mặt đỏ lựng như gấc nhưng vẫn phải đứng im cho tôi bốc xôi vì sợ rơi mâm cỗ