Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

Công văn của trưởng thôn gửi tòa soạn báo

Hình ảnh
Kính gửi tòa soạn báo! Cuối năm ngoái, thôn chúng tôi đã nhận được công văn của các đồng chí, yêu cầu tổ chức buổi làm việc về việc có đơn tố cáo chi tiêu lãng phí, tổ chức hội hè đình đám và làm việc quan liêu của một số cán bộ thôn. Nay chúng tôi xin có thông báo tới các đồng chí như sau: Ngay sau khi nhận được công văn, chúng tôi quyết định sẽ tổ chức cuộc họp bàn về ngày làm việc với các đồng chí để làm rõ những vấn đề trong công văn. Nhưng do những ngày cuối năm nhiều cán bộ chủ chốt bận công việc nên cuộc họp luôn bị trì hoãn để chờ đủ thành phần, ban bệ. Chúng tôi biết, bên “Tây” người ta gọi “báo chí là quyền lực thứ tư”, và bên “Ta” thì hiện nay báo chí cũng góp phần rất lớn trong công cuộc cải cách lề lối làm việc, nên nhận định cuộc họp với các đồng chí là vô cùng quan trọng, không thể thiếu bất kỳ thành phần nào liên quan. Nhưng vì lý do bất khả kháng nên tháng 1 chúng tôi chưa tổ chức được cuộc họp quan trọng này. Như người ta nói, thanh thiếu niên chính là tương lai của

HotGirl Thị Nở và gã Chí Phèo viết văn

Hình ảnh
Bây giờ làm báo không giống như ngày trước, ngày trước chú trọng trước tiên đến thông điệp mà nội dung sẽ mang đến cho người đọc, ngày nay quan tâm nhiều hơn đến tính giải trí. Vào cái thời mà đâu đâu cũng thấy báo chí, mỗi blog cũng là một tờ báo nho nhỏ, thậm chí dạo còn blog Yahoo! vài chục anh em chúng tôi tập hợp nhau lại cùng làm thơ... thẩn, tự đặt cho Hội mình là Hội Quán Cười cũng đã thấy giống tờ báo Cười ra phết! Nên nhà nhà đua nhau giật tít (title) câu khách, ai cũng giống cái loa phường lúc 5h chiều vậy, không gào to không ai nghe thấy. Chính vì vậy mà có người nhận xét rằng, nếu cụ Nam Cao viết truyện ngắn Chí Phèo vào thế kỷ 21, hẳn cụ đã có cái tiêu đề “câu khách” hơn nhiều. Và cụ sẽ chia thành từng phần, đăng nhiều kỳ để độc giả nhẩn nha đọc cho hồi hộp. Tất nhiên, không thể thiếu cái tít giật gân: 1. Đoạn Chí Phèo đâm chết Bá Kiến, có thể “giật tít”: - Rượu say, đâm chết cán bộ thôn - Giết người do không làm chủ được hơi men - Mâu thuẫu với cán bộ thôn, gã Phèo giết

Lý giải khó đỡ về tên gọi một số nước khi phiên âm ra tiếng Việt

Hình ảnh
Trong giờ địa lý, cô giáo hỏi: - Các em cho cô biết, quốc gia nào trên thế giới lấy hai bộ phận trên cơ thể người để đặt tên cho nước? - Em thưa cô, đó là Mông-Cổ ạ. - Tý giỏi lắm. Thế em có biết quốc gia nào lại lấy trang phục của con người để đặt tên nước không? - Em chịu, thưa cô. Tèo giơ tay. - Cô mời Tèo! - Em thưa cô, đó là nước Áo ạ. - Tuyệt vời. Thế các em có biết tại sao chỉ có nước Áo mà không có nước Quần không? Tý nhanh nhảu: - Thưa cô, cái này thì em biết ạ. - Tốt, em nói đi! - Em thưa cô, chỉ có nước Áo mà không có nước Quần, bởi vì nếu có Quần thì ta sẽ không thể nhìn thấy nước Cu-Ba ạ. Tèo vội đứng lên: - Em thưa cô, lý do bạn Tý đưa ra không thuyết phục ạ. Bởi vì dù có nước Áo nhưng mọi người vẫn nhìn thấy nước Hai-ti đấy thôi. Cô giáo: - Cũng... có lý! Tư Cười

Alô, Hà Nội - Sài Gòn

Quán Cà Phê Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn Uống Cafe Sài gòn: thường uống cafê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm Hà nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi..đi ngủ Nếu bạn gọi một ly nâu Sài gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa Nếu bạn muốn uống cà phê sữa Sài gòn: cho xin 1 ly bạch sửu Hà nội: nếu bạn gọi 1 ly bạch sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời – không có, hoặc bạn bị coi là... hâm. Sài Gòn: Ít Cafe + ít sữa + đá + đá + đá +... + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng... chan vào cafe uống ??? hết lại có thêm (không cần xin) Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc Uống bia Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya về Hà nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly Sài gòn: Chai của ai người ấy uống Uống r

Tự gắn biển 'Đường Park Hang Seo' trong một con hẻmquận 9, TP HCM

Hình ảnh
Cuối năm 2019, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh về một con hẻm trên đường 109 (phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM) được gắn biển "Đường Park Hang Seo " có nền xanh chữ trắng. Sự xuất hiện của bảng tên đường trên khiến nhiều người thích thú, tò mò về độ hài hước của người gắn biển. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc tự ý đặt tên đường là hành vi vi phạm pháp luật. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo UBND phường Phước Long B cho biết biển giống với biển tên đường ghi dòng chữ "Đường Park Hang Seo" xuất hiện vào chiều qua 21-11. Biển này được người dân tự ý gắn ở đầu hẻm 70, đường 109 và chưa rõ ai là người gắn. "Sáng sớm nay (22/11) sau khi tiếp nhận thông tin, tôi đã chỉ đạo cán bộ phường, công an khu vực đến tháo dỡ biển này (biển ghi dòng chữ "Đường Park Hang Seo" - PV) và rà soát các khu vực xung quanh đồng thời đã cử lực lượng phường xuống và làm việc với khu phố", vị lãnh đạo nói. "Biển gắn đầu hẻm 70 đường 109 ghi dòng chữ

Hiểu chữ "canh gà" trong "canh gà Thọ Xương" như thế nào cho đúng?

Hình ảnh
"Canh gà" có ít nhất 3 nghĩa, có thể hiểu đó là canh gà, canh gà hoặc canh gà. Nghĩa của 3 chữ này rất khác nhau, chữ đầu tiên có nghĩa là canh gà, trong khi chữ thứ hai có nghĩa là canh gà, còn chữ thứ ba rất khác biệt vì nó có nghĩa là canh gà. Bởi vậy "canh gà" hiểu theo nghĩa là canh gà thì nó là canh gà, còn hiểu theo nghĩa là canh gà thì nó lại là canh gà, nhưng đừng quên nó còn có nghĩa là canh gà. Học sinh phải cẩn thận khi phân tích chữ "canh gà", bởi canh gà rất khác canh gà và càng khác xa canh gà! Trên đây là trích một đoạn trong giáo trình Văn học của một thầy giáo dạy Toán, lưu ý là thầy đã mất dạy và theo nghề viết truyện cười phần tư thế kỷ rồi.! Hình ảnh trong tấm bưu thiếp ghi lại hình ảnh cổng vào của đền Quán Thánh, địa danh trong câu "Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương ". Đây là ngôi đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần trấn quản phương Bắc, có từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028). Vào thời điể