Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2018

Những kiểu phá trinh thời sinh viên

Hình ảnh
Vào thăm lại trường cũ nhân dịp săn ảnh cho 20/11 sắp tới, ghé qua ký túc xá lại nhớ những bữa cơm sinh viên ngày xưa. Cơm sinh viên khi ấy không như cơm sinh viên bây giờ, khi ấy đúng là một bữa cơm giản dị, thịt thái mỏng như tờ giấy, rau xào theo gánh nên thâm xì, canh toàn quốc (tức là toàn nước), cơm của sinh viên Sư phạm HN lại càng đạm bạc. Thỉnh thoảng được các u bán hàng, mà cánh sinh viên bây giờ gọi là các cô, các bà cho thêm đĩa rau... ế từ chiều qua. Những hôm nào ký túc xá cho thuê hay mượn tổ chức đám cười, y như rằng hôm sau cánh sinh viên Sư phạm được ăn thêm ít đồ thừa như thịt thà nem chả, được các u bán hàng bán với giá bình dân. Nhưng cũng vì cuộc sống nghèo nên đến bữa ăn thật là vui, mà kể cả hồi ở quê cũng vậy thôi, niềm vui của cả nhà chỉ có bữa ăn và nghe đài, nhất là nghe Câu chuyện cảnh giác và Chuyện kể ở đại đội vào cuối tuần. Thực ra bữa cơm vui không phải vì được ăn, mà vui vì được nói chuyện rôm rả, vừa nói vừa ăn có cảm giác như đang nhậu vậy. Cái vu

Bởi vì tao đéo bao giờ văng tục

Hình ảnh
Hôm trước, Cử Tạ nhắc lại trên Hội quán Cười câu của blogger 360plus - Telegin ngày xưa: Tú Jap đọc ngược lại là... Táp Jú, mà miền nam nói "Jú" tức là... ngon à nha! Tự nhiên lại nhớ đến chuyện hồi còn là sinh viên, có lần đi sinh nhật một đứa bạn gái với mấy thằng bạn. Thường thì sinh nhật phải chờ đến gần 7h tối mới đi, nhưng sinh viên không có nhiều thú vui, nên mỗi lần đi sinh nhật là chuẩn bị ác lắm, thậm chí 6h đã rủ nhau ra quán nước trước kí túc xá ngồi chờ thời gian rồi. Trong lúc chuyện tào lao, thằng Dương hỏi: Tại sao mày không có bí danh gì, hay vì mày dùng bút danh Jap Tiên Sinh rồi nên không đứa nào đặt tên thêm nữa. Mình có giải thích kỹ cho nó: Thực ra không phải thế. Hồi tao học cấp 1, cấp 2 không đứa nào dám đặt bí danh cho tao, vì nhà tao... gần trường học, đặt bí danh là tao gọi ông anh họ ra xử liền (ông anh này bị bệnh mất từ lâu, hồi còn sống vốn là bảo kê cho mình suốt mấy năm học). Năm học cuối cấp lên học trường chuyên của huyện, bị mấy đứa bạn mới

Chị Dậu nghe xong cũng vãi đái

Hình ảnh
Hôm lập facebook Thông tấn thôn Việt Nam, xảy ra chuyện tranh luận với bạn bè về việc chữ Thông tấn thôn Việt Nam có... vi phạm luật không, vì nó có vẻ ám chỉ Thông tấn xã Việt Nam!? Dần dần, nói sang chuyện thành ngữ tục ngữ cải biên thời sinh viên. Thời sinh viên quả là lắm sáng tạo, chắc tại bụng đói nên thần kinh luôn luôn thức tìm năng lượng, nhưng không thấy nên buồn tình chuyển qua sáng tạo? Sáng tạo trong học tập thì ít, mà sáng tạo trong đời sống tinh thần thì nhiều, mà đời sống tinh thần của sinh viên khi ấy chỉ có... tán phét là chủ yếu. Thế nên sáng tạo về ngôn ngữ là thứ dễ nhất, không tốn kém và dễ lan truyền. Cách đây 25 năm sinh viên đã khai sinh ra từ dặt dẹo , từ này áp dụng cho thằng nào cũng không phải xấu hổ lắm, chỉ là kiểu như ở bẩn, nhanh hết tiền, hay la cà quán xá... gọi là sống dặt dẹo . Hồi đó anh Việt Văn đã bảo tôi nên đi sâu vào chủ đề dặt dẹo của sinh viên để đăng lên Hoa Học Trò. Trước đó nữa, từ thời tôi còn học cấp 3, sinh viên có từ còn hay hơn, đó

Chuyện lão Chài ở cầu Đò Bè

Hình ảnh
Tôi không biết tên lão Chài, sở dĩ tôi gọi lão với cái tên đó vì lão làm nghề chài lưới. Hồi tôi bắt đầu đi học trường chuyên Hải Nhân trên phố huyện, ngày nào cũng đi qua cái cầu đầu xã, gọi là cầu Đò Bè. Cái cầu này giúp xã tôi không bị biến thành ốc đảo. Từ trên cầu nhìn xuống, thấy lúc nào lão cũng ngâm mình dưới nước, hết kéo lưới lại đứng giữa sông câu cá. Dạo đó người ta chưa phá cái đê cuối xã, vì vậy mà sông còn là sông nước ngọt, chưa bị tàu bè ngoài biển chạy vào nên chưa bị ô nhiễm, cá nhiều lắm. Cả khúc sông có mỗi mình lão Chài hành nghề, thành ra lúc nào nhìn trên cầu xuống cũng thấy một mình lão ở tít đàng xa, trông bé tí như con châu chấu giữa dòng sông. Bà bán cá ở chợ Hàng Hòe gần cầu nói rằng lão đi đánh cá không bao giờ mặc quần áo, vì vướng, vì cả dòng sông có một mình lão, và vì mỗi lần lên bờ mọi người nhìn từ xa cũng không phân biệt được lão mặc quần hay không. Hàng ngày, lão cứ nồng nỗng như thế xuống sông kéo lưới. Những lúc lão đánh cá ở gần bờ,

Ước gì kiếp sau biến thành gà trống

Hình ảnh
Vào khoảng năm 1984 - 85 gì đấy, khi ấy tôi vẫn đang học lớp 5, nhưng có lẽ "cha mẹ sinh con trời sinh tính" nên khi đó còn nhỏ mà đã rất thích những câu thơ hài, đặc biệt là thơ bậy. Đừng tưởng bây giờ mới có thơ bậy, bây giờ chỉ hơn thời đó ở chỗ văng tục bậy hơn mà thôi. Bố tôi khi đó làm thợ mộc, thợ mộc thời bấy giờ vất vả hơn nhiều so với thợ mộc ngày nay. Bây giờ có máy móc hỗ trợ đa phần công việc rồi nên cũng nhàn. Hồi đó ở đâu cũng có những người thợ xẻ chuyên xẻ gỗ thuê cho thợ mộc hoặc cho những nhà có nhu cầu, nhà tôi cứ cách mươi ngày lại có cánh thợ xẻ đến xẻ gỗ, tuyền là thợ bên (xã) Hải Bình sang hoặc Trúc Lâm xuống. Thợ xẻ rất vui tính, có thể vì suốt ngày chỉ ngồi làm công việc nặng nhọc nhưng khá nhàm chán là kéo qua kéo lại cái cưa theo đường mực Tàu bật sẵn trên thân gỗ nên họ nói chuyện nhiều. Mà cánh đàn ông hễ ngồi nói chuyện nhiều chỉ có 3 vấn đề quan tâm: Kinh tế, giỗ chạp và đàn bà. Không như bây giờ, bây giờ còn có thêm Thể thao và Chín

Bỏ việc sau một đêm trong chợ với học trò

Hình ảnh
Hồi mình dạy học một thời gian rất ngắn ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Sóc Sơn, cách đây cũng mười mấy năm rồi, có người nói mình bỏ nghề vì sợ chết. Chẳng là đận ấy có vụ học sinh trên Nỉ kéo xuống đánh nhau trước cổng trường, sau đó mấy ngày mình lại xin nghỉ. Sự thật không phải như vậy. Thật ra lý do mình nghỉ dạy hoàn toàn khác. Chuyện là, những Trung tâm giao dục thường xuyên khi đó rất hay có học sinh lớn tuổi, có một lớp mình dạy cũng có một người hơn mình tới 2 tuổi. Gã này sinh năm 1972, đi bộ đội về, học tiếp để thi đại học. Cũng tầm tuổi với nhau nên vào lớp vẫn thầy nào trò nấy, nhưng ngoài giờ thường rủ nhau đi nhậu tưng bừng, tất nhiên chú ấy vẫn gọi mình là thầy và mình gọi chú là anh xưng tôi rất lịch sự. Ngoài chú này ra còn mấy chú trẻ hơn thỉnh thoảng cũng tham gia. Một lần, buổi tối mấy thầy trò đem đồ nhậu vào chợ trước cổng trường đánh chén. Dạo đó không có gì thú vị bằng ban ngày nhậu ở bến sông, ban đêm nhậu trong chợ, vì chợ khi đó lãng mạn lắm, trống trải v