Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2010

Tam Quốc hài: Doreamon đau đầu vì cửa thần thành cửa thần kinh

Hình ảnh
Hồi trước nói Tấn Vũ Đế vẫn để cho ba vị vua cuối cùng thời Hậu Tam Quốc được vui thú điền viên, sống cuộc đời yên bình bên cây đa bến nước. Nhưng câu chuyện chưa dừng ở đây, bởi Bến Nước còn gọi là Thủy Hử, mà Thủy Hử lại có rất nhiều chuyện. Bởi thế sự trong thiên hạ loạn lạc đều vì quyền, vì tình, và vì tình... cờ. Là một người hào phóng và tốt bụng, nhưng Tấn Vũ Đế cũng xa hoa lãng phí và dâm dục quá độ, khoan dung đối với tham nhũng và lãng phí của cải. Việc này khiến cho khi con trai là Tư Mã Trung lên ngôi, tức Tấn Huệ Đế đã không thể cai trị tốt đất nước, để xảy ra Loạn Bát vương. Khi mèo máy Doreamon đi lạc vào thời “hậu Tam Quốc tiền Loạn Bát vương” thì cánh cửa thần bị trục trặc, tự nhân bản rồi phát tán vào quá khứ lẫn tương lai, làm các anh hùng lẫn anh khùng vô tình đi qua cửa lưu lạc khắp các miền không gian và thời gian. Cho đến khi Doreamon du lịch về năm 1122, năm mà Tống Giang quy thuận triều đình thì cửa thần cũng hết trục trặc, từ đó người ta cho rằng cửa thần sản

Tam Quốc hài: Em ơi có bao nhiêu, 60 năm Tam Quốc

Hình ảnh
Hồi trước nói Tư Mã Chiêu qua đời, con trưởng là Tư Mã Viêm lên nối ngôi Tấn vương, một năm sau phế truất Tào Hoán lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Tấn, tức Tấn Vũ Đế. Vua nhà Thục là Lưu Thiện tức A Đẩu ngày nào, dưới sự trợ giúp của Khương Duy vẫn cố gắng chính phục nước Ngụy không thành. Số là khi Lưu Thiện còn nhỏ, sau khi được Triệu Vân cứu bị bố ném một phát xuống đất để lấy lòng tướng lĩnh nên nay không được sáng láng cho lắm, dẫn đến Thục phải đầu hàng Ngụy. Bị mất liên minh nên vua Ngô đầu hàng Vũ Đế nốt. Chiến tranh tạm thời lắng xuống, một số binh lính được cho giải ngũ về quê, một số được thưởng phép. Có hai anh lính cùng được về quê nghỉ phép do thành tích bắn đạn thật. Khi đi đến nhà anh binh nhì thì trời đã tối. Anh binh nhì bảo anh binh nhất: - Thôi! Cậu vào nhà tớ ngủ đêm nay, sáng mai hẵng đi tiếp! Đêm ấy, vợ chồng anh binh nhì ngủ trong nhà, còn anh binh nhất ngủ ngoài phòng khách. Xa nhà lâu, nên vừa cơm nước xong, vợ chồng anh binh nhì đã “quấn quýt”. Ở nhà ngoài, vừ

Tam Quốc hài: Những câu thần chú khiến cái bản lĩnh của đàn ông đứng hẳn dậy

Hình ảnh
Hồi trước nói Khổng Minh qua đời, Khương Duy lên thay chức. Phía bên Ngụy, sau khi mất công đánh Công Tôn Uyên ở Liêu Ninh một trận tơi bời khói lửa thì ít lâu sau khu vực này lại tuyên bố độc lập mà không làm gì được, Tư Mã Ý hận quá mà mất, Tư Mã Sư thay chức. Tư Mã Sư truất ngôi Tào Phương, lập Tào Mao làm vua. Tư Mã Sư có nhiều vợ và thê thiếp, nhưng không có con. Chuyện rằng do Sư theo đuổi sự nghiệp quá nhiều nên quên cả chuyện giường chiếu, đến nỗi về già rồi còn phải nhờ sự hỗ trợ của thầy thuốc đối với “cái thể hiện chức năng đàn ông” của mình. Vị thầy thuốc này chính là hậu duệ của một đệ tử theo Trương Giác ngày nào, nhưng nay chỉ chuyên theo nghề chữa bệnh khó nói để bệnh nhân... khó nói dù chữa thành công hay không. Một hôm, Tư Mã Sư định gọi thầy thuốc vào phủ để khám bệnh, nhưng như thế lộ hết cả ra, mỗi lần lên triều các quan lấy ra làm chủ đề bàn tán thì còn gì là oai phong của quốc sư quyền lực tối thượng. Sư bèn đóng giả tỷ phú già tuổi có ý định lấy vợ đến gặp thầy

Tam Quốc hài: Gia tài còn lại một vòi nước trong cũng không giữ được

Hình ảnh
Hồi trước nói Mạnh Hoạch định làm phản nhưng đã bị Khổng Minh thuyết phục bằng chiến thuật “ngồi im toàn thắng ắt về ta”. Sau khi Tào Phi lâm bệnh chết, Gia Cát Lượng tham vọng tấn công lên phía Bắc, nhưng lời đầu tiên ông nói với Lưu Bị ngày xưa quả nhiên ứng với cả một giai đoạn, quân Thục chỉ có “nhân hòa”, không được “thiên thời, địa lợi”, Khổng Minh thường xuyên bị những thứ đâu đâu cản trở, cho nên mấy lần ra Kỳ Sơn đều không thành công. Ví như có lần Khổng Minh bị bệnh lạ, “hai hòn bi” của ông chuyển sang màu xanh. Lập đàn cầu các kiểu mà bệnh không khỏi, thậm chí hai hòn bi ngày càng xanh đậm hơn. Cho rằng đây là ý trời nhưng Khổng Minh vẫn đi gặp thầy thuốc, sau khi khám xét kỹ càng, thầy thuốc phán: - Thừa tướng cho tôi được nói thật. - Bệnh tình ta thế nào ông cứ nói toạc móng lợn ra, còn biết đường lo liệu. - Thừa tướng, ngai sẽ chết nếu không cắt bỏ hai hòn bi. Khổng Minh choáng váng: - Ông có điên không đấy. Như thế thì còn gì là đời nữa? Thầy thuốc giải thích: - Hoạn qu

Tam Quốc hài: Có 0 cái bánh, chia đều cho 0 người bạn, mỗi người sẽ có bao nhiêu bánh?

Hình ảnh
Hồi trước nói Lưu Bị chết ở thành Bạch Đế, phía Ngô cũng không tấn công sâu vào nước Thục vì sợ Tào Phi nhân nước Ngô sơ hở đem quân sang, thậm chí một thời gian sau còn liên doanh với Gia Cát Lượng để chống Ngụy. Bấy giờ có một số anh em các bộ tộc thiểu số nổi loạn, trong đó có Mạnh Hoạch thủ lĩnh bộ tộc người Man. Gia Cát Lượng nghe tin bèn tự đi Vân Nam gặp Mạch Hoạch để đàm phán. Mạnh Hoạch gửi thư nói rằng Tào Thực đi 7 bước làm một bài thơ nên rất phục định sang hàng Ngụy, nếu bây giờ Hoạch hỏi Lượng 7 câu mà Lượng trả lời được sẽ mãi mãi theo Thục. Khổng Minh ok, và đây là bộ câu hỏi và câu trả lời. Con gà có trước hay quả trứng có trước? Khổng Minh viết thư trả lời rằng theo các nhà khoa học xứ sở sương mù, chính là con gà. Tại sao tóc lại chỉ mọc trên đầu? Đó là do cách gọi, ở trên cằm gọi là râu, trên đầu gọi là tóc, còn những nơi hiểm hóc thì gọi là lông, thế thôi. Tại sao đàn ông có núm vú? Điều này có liên quan tới quá trình phát triển phôi thai. Cho tới tuần thứ 4 của

Tam Quốc hài: Đã ít tiền, lại vừa già vừa xấu, đã thế còn xỉu xìu xìu nữa

Hình ảnh
Hồi trước hồi trước mấy hồi nói Lưu Bị đích thân ngự giá thân chinh đánh Đông Ngô. Những trận mở đầu đánh đâu thắng đó khiến Lưu Bị khoan khoái vô cũng. Số lượng 70 vạn quân là Lưu Bị nói vống lên thế chứ thật ra chưa đến 7 vạn. Tôn Quyền nghe tin Lưu Bị quyết tiêu diệt từ điểm đầu Hắc Long Giang đến điểm cuối Hải Nam , vội sai sứ tới Lạc Dương gặp Tào Phi dâng biểu xưng thần, đồng thời trao trả Vu Cấm từng bị Quan Vũ bắt sống và giam cầm ở Giang Lăng cho Tào Phi. Nghe tin này Lưu Bị lo sợ Tào Phi giúp Tôn Quyền, bèn gọi các tướng ở 70 trại đến bàn bạc. Buổi chiều, trong lúc chờ các tướng đến, Lưu Bị thong thả đi dạo để ngắm cảnh Giang Đông mà ông cho là sắp chinh phục được. Nghe nói ở làng nọ có mấy dịch vụ này nọ khiến anh em rất hào hứng, do vừa bị vợ bỏ nên mấy tháng liên đang bí, ông muốn thử một lần cho biết. Sau khi cưỡi ngựa đến khách sạn nọ, Lưu Bị liền hỏi anh bồi khu vực nào có vui vẻ tươi mát, anh bồi chỉ dẫn tận tình. Buổi tối Lưu Bị lên đồ láng coóng đi ra vực đó, thấy

Tam Quốc hài: Vợ là người dạy cho ta đủ “công, dung, ngôn, hạnh”

Hình ảnh
Hồi trước nói Lưu Bị định đánh Đông Ngô nên Tôn Quyền viết thư cho Lưu Bị và trả lại thi thể Vân Trường cùng thủ cấp Trương Phi để giảng hòa. Lưu Bị không nghe, yêu cầu Ngô Quyền phải gả em gái Tôn Thượng Hương cho một trong hai người là Phạm Công và Trương Đạt thì mới tha. Triệu Vân biết tin bèn thắc mắc với Lưu Bị: - Không hiểu anh muốn gả vợ cũ cho hai thằng ấy làm gì? Nó đã cắt thủ cấp của Trương tướng quân, giờ còn đòi bên kia gả vợ cho nó. - Chú không biết con vợ anh thế nào nên nói thế, chứ kinh dị lắm. Bả là người “có tính cách cương trường, giỏi kiếm cung, có phong thái của các anh, thị tì hơn trăm người đều quen cầm đao đứng hầu”. Cứ phải cho hai thằng giặc ấy nếm mùi đời ta mới hả dạ. - Vầng, em cũng thấy từ ngày lấy vợ anh khác hẳn. - Ô thế chú không biết à? Lấy vợ làm ta sáng mắt ra mà. Vợ tuy không có công... sinh ra ta, nhưng là người cho ta ăn hằng ngày há chẳng phải có "công dưỡng" đó ru? Vợ còn có công dạy bảo ta nên người, chẳng hạn như dạy ta tính phục th

Tam Quốc hài: Đã uống ngựa thì đừng cưỡi rượu

Hình ảnh
Hồi trước nói Vân Trường bị lã Mông lập mưu giết chết nên Lưu Bị và Trương Phi quyết tâm mang quân sang đánh trả thù. Riêng Trương Phi tuyên bố cai rượu để dành sức báo thù, để chứng minh quyết tâm của mình, Trương Phi cho thông báo rộng rãi: Cai rượu lấy sức trả thù. Trương Phi tuyên bố từ nay có ai thấy mình uống một giọt rượu thì từ lính đến quan cứ gọi Trương Phi là... “thằng” cho biết thế nào là nhục! Và để ghi nhớ ngày trọng đại ấy, Trương Phi tổ chức một buổi nhậu tưng bừng, chiêu đãi toàn bộ ba quân, thậm chí cả dân trong vùng cũng được mời đến tham dự cho thêm phần long trọng. Dĩ nhiên là bữa “lễ chia tay rượu” đó không thể thiếu... rượu. Các quan hết nước mắt can ngăn việc uống rượu nhưng không được, Trương Phi bảo phải có rượu để buổi lễ hoành tráng, có rượu thì ngày thề mới long trọng. Rồi ngày tuyên bố chia tay rượu cũng đến, mọi người thấy Trương Phi nốc tì tì, vừa ừng ực rượu vừa tuyên bố hôm nay uống bữa cuối cùng cho thật “đã đời” để từ ngày mai bỏ hẳn cái thứ hại ngư

Tam Quốc hài: Trai độc thân chưa một lần bỏ vợ, chỉ bị vợ bỏ thôi

Hình ảnh
Hồi trước nói Quan Công đem quân đánh Đông Ngô nhưng bị Lã Mông giết chết. Trước Tào Tháo có lời thề kiểu gì cũng thu phục được Quan Công, nay thấy mất cơ hội giữ lời thề nên hận mà chết, con là Tào Phi lên thay. Một năm sau Phi cướp ngôi Hiến Đế lập ra nhà Ngụy. Khổng Minh và các quan thấy thế đưa ngay Lưu Bị lên làm vua để giữ lấy hương hỏa nhà Hán. Tôn Quyền nghe tin biết là sắp có biến, vội cử người lén sang Thục đón em gái về, bà xã Lưu Bị còn tranh thủ bế luôn A Đẩu con bà cả làm con tin, may có Triệu Vân đang tuần tra Trùng Khánh trên sông Trường Giang kịp đuổi theo đòi lại. Vợ suốt ngày mua gươm kinh bỏ bu ra nên Lưu Bị nghe tin bỏ về bên ngoại cũng chẳng buồn lắm. Có lần hai vợ chồng đang ngủ, bỗng nhiên Lưu Bị thức giấc, thấy phu nhân đang cầm gươm, tay rờ rờ chỗ nguy hiểm, giật mình hỏi tại sao, thì ra Tôn Thượng Hương nằm mơ thấy đang chuẩn bị làm món xúc xích. Không những thế, những người hầu của phu nhân cũng đều giỏi cung tên săn bắn cả. Có một lần Lưu Bị đang đi săn v

Tam Quốc hài: Sau một ván cờ, đất Thục nhục như con trùng trục

Hình ảnh
Hồi trước nói Lưu Bị cưới được Tôn Thượng Hương, vừa được phu nhân vừa được liên minh. Tiếc thay cuộc hôn nhân ấy không bền, chỉ ít năm sau Lưu phu nhân bị anh trai cho người sang đem về. Tất cả chỉ vì một thế cờ tướng. Trong cờ tướng có một thế cờ là dùng hai pháo để đối phó với thế công ở giữa của Trung Pháo. Thế cờ này hai pháo thường đứng sát nhau, do đó người ta gọi là thế Uyên Ương Pháo. Đó cũng là thế cờ mà Lưu Bị đã sử dụng khi lần đầu tiên chơi cờ cùng Tôn Quyền. Đó là một trong những ván cờ vô vàn khó khăn đối với Lưu Bị. Bởi vì phải chơi thế nào để anh vợ thấy trình độ của mình cũng kha khá, mặt khác cũng phải cố mà thua. Khi thế cờ gần như an bài, nghĩa là Lưu Bị cảm thấy gần thắng, thì lại phải toát mồ hôi đi những nước cờ tạo điều kiện cho Tôn Quyền chuyển từ Trung Pháo sang Trung Pháo Quá Hà Xa đối phó với Uyên Ương Pháo của mình. Cuối cùng Tôn Quyền thắng. Hôm sau, Tôn Thượng Hương gặp lại Lưu Bị, nói: - Anh em bảo anh có chịu khó học các nước cờ nhưng không biết sử dụ

Tam Quốc hài: Trong cơ chế thị trường thì Sơn Tinh, Thủy Tinh đều thua Thổ Tinh

Hình ảnh
Hồi trước nói Gia Cát Lượng đã thuyết phục được Tôn Quyền hợp tác với Lưu Bị chống Tào. Trận ra quân ở Xích Bích thắng lớn. Một mặt Tôn Quyền cho quân lấn thêm xuống phía nam, thành lập Quảng Đông , mặt khác lại gả em gái cho Lưu Bị. Tôn Thượng Hương, em gái Tôn Quyền, được tập luyện võ từ bé, được cái đắt giai, cup dựng đầy ngõ, 82 để chật sân mỗi buổi chiều chạng vạng là thường. Chuyện này là hiển nhiên như sống là phải hít thở vậy, vì nàng là em gái Tôn Quyền, đương kim vua đất Giang Nam cơ mà. Trong số các chàng trai theo đuổi Tôn Thượng Hương có hai chàng nổi bật hơn cả, Sơn Văn Tinh và Thủy Văn Tinh. Hai chàng đều cao to, đẹp trai nên Tôn Quyền lấy làm phân vân, không biết nên gật đầu chàng nào cho em gái. Sau khi đã suy đi tính lại, Tôn Quyền quyết định tổ chức bữa tiệc tại khách sạn Kén Rể, thuộc loại 5 sao của thành phố, chỉ mời hai anh chàng si tình kia đến dự. Trong lúc ăn nhậu, Tôn Quyền dò hỏi: - Nghe nói hai cậu chăm chỉ làm ăn, biết thu gom nên vốn liếng cũng khá. Chẳng

Tam Quốc hài: Lá thư của Khổng Minh gửi về cho Lưu Bị từ Đông Ngô

Hình ảnh
Hồi trước nói Tào Tháo không bỏ lỡ cơ hội nhòm ngó về phía nam, nhất là khi Tôn Sách chết thì em là Tôn Quyền lên nắm quyền, cả Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều định liên kết với Tôn Quyền. Trong tình thế đó, Gia Cát Lượng tự mình đến quận Sài Tang của Giang Tây , mài lưỡi thuyết phục Tôn Quyền hợp tác với Lưu Bị. Trong thời gian ở đây, Khổng Minh có gửi cho Lưu Bị một lá thư, mấy trăm năm sau hâu thế mới giải mật nội dung như sau: Anh Lưu Bị thân mến, Từ ngày sang Đông Ngô, tôi thấy trình độ của mình còn non kém lắm! Phương pháp suy luận của tôi đối với xứ này nhiều lần bị sai bét. Sáng nay thôi, tôi vừa tiếp một người đàn ông. Chuyện tình cảm của ông ta không có gì rắc rối, “rẹc rẹc 30 giây” là xong. Nhưng tôi lại sai lầm khi thử thách về bản thân ông ta. Lúc đó là 9 giờ sáng, tôi đang nhìn qua cửa sổ cảnh một người đi đường chửi toáng lên vì bị một chậu nước rửa bát đổ từ trên tầng 4 xuống đầu, thì có tiếng gõ cửa: - Xin lỗi! Tôi muốn gặp ông Ngọa Long! - Tôi là Ngọa Long rồng nằm đây, rất

Tam Quốc hài: Lửa thiêu Tân Dã không bằng vợ đã nghi ngờ

Hình ảnh
Hồi trước nói trận đầu ra quân Khổng Minh đã thắng đậm ở gò Bác Vọng. Nay nói chẳng may Lưu Biểu mất, để lại đất Kinh Châu thuộc Hồ Bắc cho hai con trai nhỏ. Tào Tháo không bỏ lỡ cơ hội nhòm ngó về phía nam, vì thế hằng ngày Lưu Bị phải đi lại Tương Dương sang Giang Hạ để điều binh. Một buổi chiều gió bấc thổi vu vu, không khí lạnh lẽo nhưng lòng My phu nhân như có lửa đốt, bà ngồi bên mâm cơm dọn sẵn trên bàn. Lưu Bị bước vào: - Vợ yêu xinh đẹp như một nữ hoàng và dịu dàng như một nàng công chúa! - Anh tan tầm ở Tương Dương lúc 5h, liên hoan đến 5 rưỡi, trong khi bây giờ là 6 giờ. Vậy thì 30 phút còn lại anh ở đâu? - Thì còn ở đâu được nữa. Anh đứng trong xe buýt. - Vậy tại sao anh không ngồi mà lại đứng? - Xe buýt giờ đó làm gì còn chỗ để mà ngồi. Nếu không tin em cứ gọi điện hỏi cô Kiều về cùng chuyến với anh mà xem. - Hả? Anh nói cái gì? Kiều nào? Bao nhiêu tuổi? Sao anh quen cô ta? - Kiều làm ở phòng Hành chính cơ quan anh ấy mà. Thôi nào, anh đói lắm rồi đây! - Anh đừng có đánh

Tam Quốc hài: Trận đầu ra quân của nhà văn La Quán Trung

Hình ảnh
Hồi trước nói Khổng Minh năm 27 đã trở thành quân sư của Lưu Bị. Trận đầu ra quân thắng đậm ở gò Bác Vọng, từ đó tiếng tăm ngày càng nổi. Trận đó vốn Khổng Minh chỉ đánh theo lối thập diện mai phục, không dè thành hỏa công. Chẳng là khi nghe tin quân Tào đi qua gò Bác Vọng thuộc An Huy, Khổng Minh rủ anh em Lưu Bị qua đó đánh nhau chơi, trên đường đi râm ran đố nhau. Khổng Minh hỏi nghề gì đôi khi làm ra vẻ trầm tư suy nghĩ vấn đề nào đó nhưng thực tế trong đầu anh ta không nghĩ ngợi gì cả? Lưu Bị trả lời: Viên chức nhà nước! (Đáp án là: Diễn viên)! Khổng Minh hỏi nghề gì luôn luôn biết mình nói sai mà vẫn nói? Vân Trường trả lời: Dự báo thời tiết! (Đáp án là: Thầy bói). Khổng Minh hỏi nghề gì thường “chạy trường kỳ”? Trương Phi trả lời: Các loại “cò”! (Đáp án là: Vận động viên ma-ra-tông). Khổng Minh hỏi người nào miệng luôn gào thét, tay chỉ trỏ bắt người ta làm việc này việc kia trong khi bản thân ông ta không làm được những việc ấy? Lưu Bị trả lời: Sếp cơ quan! (Đáp án là: Trọng t

Tam Quốc hài: Nhà chẳng có gì để sợ, thôi thì sợ vợ tạm vậy

Hình ảnh
Hồi trước nói Lưu Quan Trương đến thăm Khổng Minh nhưng mua nhầm rượu rởm, đồ nhậu quá “đát” làm quà nên bị chủ nhà suỵt chó đuổi thẳng cổ. Vì sự nghiệp chung, Lưu Bị lùa Vân Trường và Trương Phi đi lần nữa, mặc cho hai người nhăn nhó như táo bón. Ba anh em tay xách nách mang, khệ nệ ôm quà và phiếu du lịch miễn phí đến núi Ngọa Long Cương. Đến nơi, vừa bước vào sân đã thấy trong nhà có tiếng Khổng Minh quát ầm lên: - Cô không bỏ thói bắt nạt chồng thì tôi đuổi về nhà ngoại ngay đấy, rõ chưa? - Dạ! - Ngay từ tối nay tôi sẽ thường xuyên đi nhậu với bạn bè, khi nào tôi về nhà mà say khướt thì cũng không được cằn nhằn... - Dạ! - Còn phải giúp tôi cởi áo, xoa dầu và an ủi tôi rằng cần phải luyện uống rượu nhiều hơn nữa cho bằng anh bằng em! - Dạ! - Riêng tiền lương, tôi thích đưa bao nhiêu thì đưa, không đưa cũng phải mỉm cười duyên dáng, cằn nhằn là chết với tôi! - Dạ! - Nếu có cô nào gọi điện mà tôi không có ở nhà thì phải trả lời dịu dàng và nhẹ nhàng thông báo khi tôi về nhà. - Dạ! -

Tam Quốc hài: Ngọa Long tiên sinh Khổng Minh Gia Cát Lượng

Hình ảnh
Hồi trước nói nhờ Thủy Kính tiên sinh mách nên Lưu Bị biết đến Gia Cát Lượng nhưng lần đến đầu tiên không gặp. Ngày tháng trôi qua, nhân lúc nông nhà, ba anh em Lưu Quan Trương tranh thủ đi tìm Khổng Minh. Gia Cát Lượng, biểu tự Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long tiên sinh, chúng tôi sẽ gọi tắt tên anh là “Ngọa Long tiên sinh Khổng Minh Gia Cát Lượng”. Khổng Minh thuộc dòng dõi Cát Anh, một tướng theo Trần Thắng khởi nghĩa chống Tần nhưng bị Trần Thắng giết oan. Hán Văn Đế lên ngôi đã sai người tìm dòng dõi Cát Anh và cấp đất Gia làm nơi ăn lộc. Một chi sau này lấy sang họ Gia Cát, ghép chữ "Cát" cũ và đất "Gia". Sử chép Gia Cát Lượng sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu quê hương xóm làng, anh mồ côi từ bé, lưu lạc đến núi Ngọa Long Cương, chịu khó rèn luyện phấn đấu, tính thật thà thẳng thắn, chịu khó phấn đấu rèn luyện và tham gia các công việc của tập thể. Một hôm, có người hương nhân đem biếu mâm cỗ, anh hỏi muốn nhờ vả gì mà đem biếu, người ấy n

Tam Quốc hài: Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè, tháng Tư là tháng hội hè

Hình ảnh
Hồi trước nói Lưu Bị tình cờ được Thủy Kính tiên sinh mách rằng muốn thành công hãy thu nạp Khổng Minh hoặc Bàng Thống. Sau khi hỏi thăm địa chỉ, ba anh em tìm đến thì chỉ có vợ Khổng Minh và mấy đứa con ở nhà, còn thằng chả đã 27 tuổi nhưng tính lông bông như tàu lượn. Cô vợ chẳng mấy khi có người hỏi thăm, bèn kể lể: - Trời ơi, chờ ông ấy ở nhà thì có mà Tết Công Gô các bác ơi. Cả năm ông ấy không giúp tôi được một ngày. - Cả năm không giúp được ngày nào ư? - Thì đấy, cả năm có 365 ngày thì ổng nghỉ mất 104 ngày thứ bảy và chủ nhật. - Ối trời, nông dân thì nghỉ thứ 7 chủ nhật có treo niêu à? - Ổng bảo nhà nước quy định rồi, cứ thế mà làm, ấy là chưa nói ổng luôn ăn Tết hết tháng giêng, vì “Tháng giêng là tháng ăn chơi” mà bác! - Trời... trời... - Trời cũng không tưởng tượng nổi. Mỗi năm ngoài 24 ngày rằm mùng 1 thì cũng còn 20 ngày giỗ chạp, ấy là nhà tôi không phải đầu họ đấy, nếu không chắc là giỗ quanh năm. Lại còn 24 ngày đi giỗ nhà họ hàng, bà con lối xóm nữa chứ. Năm nay ổng d

Tam Quốc hài: Gặp mèo chưa chắc đã khó, nhưng gặp chó có thể được Khổng Minh

Hình ảnh
Hồi trước nói Lưu Bị giả ngu để “thoát Tào”, sau đó lang thang mãi mới gây dựng được căn cứ ở Nhữ Nam, sau lần đem quân đi tấn công Tào Tháo bị thất bại bèn tới Kinh Châu nhờ Lưu Biểu là một người anh họ xa. Ở Kinh Châu, Lưu Bị lấy làm phiền vì phong tục tập quán khác quá, vùng này người ta hay kiện cáo nên đôi khi có những lời hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm mang nội dung hết sức độc đáo: * Ghi trên áo Superman: Áo này không làm bạn bay được. * Ghi trên lưỡi cưa máy: Không được dùng tay để hãm lưỡi cưa. * Trên máy ảnh: Máy chỉ có thể chụp được khi đã có phim bên trong. * Ghi trên bao cao su: Không nên thổi trước khi sử dụng. * Ghi trên khóa bánh xe: Phải tháo khóa trước khi chạy xe. * Ghi trên bậc trên cùng của cầu thang xếp: Không được bước tiếp nữa. * Ghi trên kính chiếu hậu: Những hình ảnh trong gương nằm ở phía sau bạn. * Ghi trên que thử thai: Nếu thử 2 que đều cho 2 vạch, chưa chắc bạn sẽ sinh đôi. Nói chung là hiện đại đấy nhưng không phục vụ được mưu đồ gây dựng nghiệp bá của

Tam Quốc hài: Do đã đúc kinh nên đang động phòng rất tốt

Hình ảnh
Hồi trước nói Lưu Bị ký tên vào “Uyên hàng lộ tự” chống Tào, từ đấy Huyền Đức bắt đầu nói tắt. Ví dụ như muốn đi điều tra nghiên cứu quanh vùng Dự Châu, Huyền Đức nói phải đi “điều nghiên”. Một hôm, Lưu Bị tuyên bố: - Chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”! Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, Huyền Đức cáu: - Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé “cụ tỉ” là nói tắt của cụ thể và tỉ mỉ, “cô súc” có nghĩa là cô đọng và súc tích, thế thôi. Một hôm, cử người thay mình đi giao lưu với đội quân của Tào Tháo, binh lính thật sự kinh hoàng khi nghe Lưu Bị lệnh: - Các ngươi đi “giao hợp” với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải “điều kinh” cho tốt. Một tên đỏ mặt lí nhí hỏi lại cho rõ liền bị Huyền Đức quát: - Ta muốn nói ngắn gọn là “giao hợp” là giao lưu và hợp tác, nó cũng tương tự như “giao phối” là giao lưu và phối hợp vậy, còn “điều kinh” là điều tra kinh

Tam Quốc hài: Ăn chọn nơi, chơi chọn hàng, lang thang chọn địa điểm

Hình ảnh
Hồi trước nói muốn biết số phận Lã Bố thế nào xin mời xem hồi sau sẽ rõ, nhưng hồi này cũng chưa rõ, tạm nói chuyện Tào Tháo ngày một chuyên quyền, lấn cả vua. Một hôm vua ra mật chỉ cho quan Xa Kỵ tướng quân là Quốc cựu Ðổng Thừa lập một đội tình báo riêng để lên kế hoạch hạ Tào Tháo. Đội này mang tên “Thập nghĩa”, cái tên đối lập với “Thập Thị Thường” của cánh hoạn quan những ngày nhà Hán bắt đầu suy tàn. Đổng Thừa vâng chỉ, lập sổ “Uyên hàng lộ tự”, rồi liên lạc với những người cùng hội “Thập nghĩa”. Sáu người gồm Ðổng Thừa, Tử Phục, Sùng Tập, Ngô Thạc, Tử Lan và Mã Ðằng rủ nhau lập lời thề. Mã Đằng nói: - Hiện nay có Lưu Huyền Đức có thể làm việc lớn, dạo này trước mặt Tào Tháo ông ấy không nói gì đến việc binh cả, vừa mới đây còn giả vờ khờ khạo chẳng qua là để che mắt Tào Tháo mà thôi. Ðổng Thừa bèn ngầm đem sổ tới công quán Huyền Ðức tạm trú. Huyền Đức bấy giờ là quan Mục Dự Châu nhưng vẫn đề phòng Tháo mưu hại nên thường ra đi đây đó trồng rau, tưới cây trên đất... thiên hạ, l

Tam Quốc hài: Những cô nàng Điêu Thuyền trong quán karaoke

Hình ảnh
Hồi trước nói Hầu Thành và Tống Hiến bị đòn oan bèn dắt ngựa Xích Thố dâng lên Tào Tháo. Tháo được Xích Thố cho là điềm lành, bèn đốc thúc quân hôm sau gấp rút đi đánh Lã Bố, nhưng đánh mãi không thành. Tào Tháo vốn thông minh nên nghĩ mãi, nghĩ mãi ngày này qua ngày khác thì lập tức nghĩ ra một một phương án đánh Lã Bố. Cụ thể, mỗi phòng hát karaoke ở quanh đó sẽ phải trang bị dăm em tiếp viên bằng silicon. Khi chàng nào tưng tửng lên đòi có “gác tay” thì chủ quán chỉ việc đem ra một nàng. Đảm bảo giá rẻ mà không sợ bị ết, vì sau mỗi lần tiếp khách các nàng phải được khử trùng bằng hóa chất đàng hoàng. Các ma-nơ-canh này được cài đặt phần mềm biết nũng nịu, biết rơm rớm nước mắt kể lể hoàn cảnh, đại loại: “Nhà em nghèo vì đông... bố mẹ (!), em là sinh viên làm thêm”. Phải biết đòi tiền “boa”, đặc biệt các “em” phải biết kêu đúng nơi bị xâm phạm, ví dụ bị véo thì: “Ứ, cái anh này véo em đau...”, khi khách đòi “rau thơm” thì: “Em ứ... từ chối đâu”...vv... Mấy “em” tiếp viên nhựa đó đượ

Tam Quốc hài: Lý do Xích Thố bị trộm rất có liên quan đến phụ nữ

Hình ảnh
Hồi trước nói chuyện Hầu Thành và Tống Hiến đem Xích Thố dâng Tào Tháo. Lý do là một hôm, hai người vừa ngắm cảnh vừa bàn về ngựa và phụ nữ: - Tớ cực phản đối khi cậu nhận xét rằng: ngựa và phụ nữ đều dành cho những gã đàn ông thô bạo “đè đầu cưỡi cổ”. Đó là một nhận xét vô cùng... thô bạo. - Nhưng ý kiến của cậu cho rằng: “Một con ngựa hay cũng giống như một phụ nữ đẹp” đâu có chính xác hoàn toàn. Bởi vì tuy cả hai “bất kham”, nhưng ngựa khác ở chỗ khi ta thuần phục được nó rồi thì ta sẽ có ngựa trong tay cho đến khi nó chết. Còn phụ nữ đẹp ư? Muốn có mãi trong tay, ta phải trung thành với cô ta cho đến ngày... ta chết! - Phần nào cậu có lý. Nhưng cậu có thấy ngựa giống phụ nữ ở chỗ đều thích được âu yếm, thích nghe lời nói ngon ngọt và ưa roi vọt. - Suỵt! - Ấy là tớ nói theo nghĩa bóng. Ông nhà văn L.L từng viết đại ý: Đàn bà và ngựa giống nhau ở chỗ luôn hiếu thắng trong các cuộc cãi tay đôi, nhưng lại dễ bị khuất phục trước những quyết định dù tàn bạo. Tất nhiên là ông ấy đã viết.

Tam Quốc hài: Lập bàn thờ để thờ thần Chống mê tín dị đoan

Hình ảnh
Hồi trước nói Lý Phong bỗng nhiên mà chết, Tào Tháo hết việc bèn cho quân nghỉ ngơi lấy lại sức xong đi đánh Trương Tú tiếp, nhưng Tháo đánh mãi không được, nhiều người nói nên lập đàn cầu thần linh phù hộ. Tháo thấy thế bèn ra thông báo: - Hiện nay chúng ta vẫn trong thời kỳ phong kiến cổ hủ lạc hậu, nhưng thờ ông bà tổ tiên để tỏ lòng tôn kính tới tổ tông, chứ không phải để suốt ngày trông chờ vào thánh vào thần. Chúng ta phải xóa bỏ những gì là cổ hủ lạc hậu đi. Lã Kiền bàn: - Thưa thừa tướng, theo tôi hiện nay tình trạng chúng ta vẫn còn nhiều người mê tín đó là lý do những việc mà bọn giặc Khăn Vàng để lại. Theo tôi cần có một kế hoạch tuyên truyền thật nghiêm túc, thật rầm rộ. Tôi đề nghị chúng ta đưa ra những ý kiến cụ thể cho phong trào phòng chống mê tín dị đoan. Các quan cũng lần lượt đưa ra ý kiến: - Phải làm pa-nô, áp phích treo khắp nơi. - Cần đưa thêm môn “Không mê tín dị đoan” vào trường học. - Nên mở cuộc thi đua với những câu hỏi về tệ nạn này. - Tổ chức thắp hương ở

Tam Quốc hài: Khi thi với cầm thú nên thắng, hòa hay thua là hợp lý nhất?

Hình ảnh
Hồi trước nói Tào Tháo đi đánh Viên Thuật, ngang qua trại Lưu Bị được dâng hai cái đầu, Tháo giật mình thấy là đầu Dương Phụng, Hàn Tiêm, hỏi sao lại giết hai người ấy? Lưu Bị thưa rằng hai người này coi Nghi Ðô, Lương Gia nhưng thả quân cho ăn cướp của dân, ai cũng ta thán. Bởi thế Bị có tổ chức cuộc thi “Chạy đua cùng cầm thú” và mời hai người đến đua. Tào Tháo hồi hộp hỏi: - Kết quả thế nào? - Dương Phụng thua cầm thú, Hàn Tiêm thắng cầm thú. - ? - Tôi luận tội Dương Phụng “không bằng cầm thú”, Hàn Tiêm “hơn cả cầm thú”, rồi đem chém đầu cả hai đứa. Tào Tháo choáng, nghĩ thầm nếu mình tham gia mà chạy bằng cầm thú, chắc nó bảo mình “ngang hàng với cầm thú”? Từ đó Tào Tháo đề phòng Lưu Bị. Viên Thuật cho Lý Phong giữ chân Tào Tháo để mình qua sông về Hoài Nam. Tào Tháo ngày đêm công thành, Lý Phong lo lắng quá nên phát bệnh nặng. Tạm bỏ qua chuyện công thành, nay hãy nói chuyện về Lý Phong, vốn khi trẻ yêu một cô gái sắc nước hương trời. Một hôm, Lý Phong luyện võ công bị thương rất

Tam Quốc hài: Trời không mưa anh cứ lạy trời mưa để mặc áo mưa

Hình ảnh
Hồi trước nói Lã Bố mở tiệc giảng hòa cho Kỷ Linh và Lưu Bị. CEO của Kỷ Linh là Viên Thuật biết Lã Bố không muốn giúp bèn bày ra một kế, gửi thư cho Lã Bố xin làm thông gia. Lữ Bố có hai vợ, họ Nghiêm vợ cả, con gái Tào Báo là vợ hai, Ðiêu Thuyền là thiếp. Duy chỉ có họ Nghiêm sinh được một con gái, yêu màu hồng thích thể thao, mê đi du lịch. Lã Bố thấy đây là cơ hội đẩy “quả bom nổ chậm” trong nhà đi thì lấy làm mừng bèn nhận lời. Sáng hôm ấy Trần Khuê đang tập yoga, nghe thấy tiếng nhạc rốc không ra rốc mà rap không ra rap, cứ rít ầm ĩ ngoài đường, bèn hỏi người nhà chuyện gì. Nghe xong vội đi tìm Lã Bố: - Tôi nghe tướng quân sắp chết, nên tôi đến viếng. Lã Bố giật nẩy mình: - Cha tiên sư tổ bố nhà ông, phỉ phui cái mồm. - Tôi nghe nói Viên Thuật muốn kết thông gia với tướng quân, đó chẳng qua là muốn giữ con gái ông để làm con tin, bắt ông phải giúp đánh Lưu Bị. Lã Bố hiểu ra, bèn cho hoãn đám cưới lại và viết cho Viên Thuật một bức thư: “هره مند می های باشندشما در تمام افزار از آخ

Tam Quốc hài: Lã Bố kể chuyện về cái mông của phụ nữ Nội Mông Cổ

Hình ảnh
Hồi trước nói Kỷ Linh và Lưu bị sắp đánh nhau, đều nhờ Lã Bố giúp mình. Lã Bố bèn mời hai người đến dự tiệc. Thật là oan gia đụng ngõ hẹp. Lữ Bố ngồi giữa, hai bên là Kỷ Linh và Lưu Bị. Hai người cứ nhìn nhau gườm gườm, hễ Kỷ Linh “hừm hừm” thì Lưu Bị lại “hèm hèm”, Kỷ Linh “khịt mũi” thì Lưu Bị “hắng giọng”, giống như hai người vừa đi mưa về bị cảm lạnh vậy. Biết là chưa phân xử được, Lã Bố lại thản nhiên uống rượu, mặc hai bên đằng hắng đến khô họng mới nói: - Hôm nay tôi mời hai vị đến đây để bàn cuộc chiến này. Người ta bảo “trà tam rượu tứ”, hôm nay rượu mới có “tam”, bây giờ cần một thứ nữa cho đủ “tứ”, đó là kể chuyện tiếu lâm. Lưu Bị đang chọn món vội ngưng đũa ngẩng lên, Kỷ Linh cứ để nguyên miếng thịt vẫn lấp ló nửa trong nửa ngoài mà nhìn, hai người chau mày đoán ý của Lã Bố. Lã Bố thong thả: - Bây giờ ba chúng ta, mỗi người kể một câu chuyện lạ và thú vị về phụ nữ. Hai vị tướng quân, nếu ai kể hay hơn tôi sẽ giúp người đó, còn nếu như tôi kể hay hơn thì... bãi binh, ngừng

Tam Quốc hài: Dù thế nào thì danh y Hoa Đà chữa dịch vụ vẫn nhanh hơn

Hình ảnh
Hồi trước nói chuyện vợ chồng Chu Du suốt ngày ồn ào, đến nỗi hồi này phải cắt ngang để nói chuyện Nghiêm Bạch Hổ xưng là Ðông Ngô Ðức Vương, giữ ở Ngô Quận. Nghe tin quân Tôn Sách đến trả thù cho cha, Hổ sai em là Nghiêm Dư đem quân ra. Sách muốn ra đánh, Trương Hoành can, Sách nói rằng: “Nếu tôi không chịu xông vào mũi tên hòn đạn thì tướng sĩ ai chịu dùng sức”, nói xong sai... Hàn Ðương ra đánh, quân giặc dạt hết vào thành, đóng chặt cửa, khóa mấy tầng. Sách dẫn quân đến dưới cửa thành để chiêu dụ. Nhưng dùng hết mỹ nữ đến đồ ăn, thức uống, vé xem ca nhạc, bán hàng khuyến mãi, tặng thẻ cào... vẫn không được, Sách cho quân đứng dưới chửi, quân ở trên cũng chửi xuống. Thái Tử Từ thấy trên thành có một viên tiểu tướng chửi ngoa ngoắt, chửi sùi bọt mép thì tức qua giương cung và nói với Sách: - Em bắn trúng tay thuận của thằng kia cho bác xem. Mũi tên lao vun vút, trúng ngay tay trái của viên tiểu tướng. Sách vỗ tay: - Bắn hay quá! Chắc chắn thằng đó thuận tay trái. Bạch Hổ trông thấy

Tam Quốc hài: Hôn nhân là những dấu chấm hỏi với số lượng vô tận

Hình ảnh
Hồi trước nói Lã Bố ở Từ Châu một hôm nghe hai bà vợ của Lưu Bị chửi mất gà mà muốn ngất trên cành quất. Ngày nào cũng vậy, không chịu nổi bèn mời Lưu Bị về Tiểu Bái gần đó, đem trả vợ cho ông ta kèm theo bao nhiêu là đồ quý khác. Trong một diễn biến khác, Tôn Sách từ khi cha mất bèn về Giang Nam, kính người hiền, tôn kẻ sĩ. Xung quanh Sách có Chu Trị, Lã Phạm, Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Ðương... đặc biệt là Chu Du nổi tiếng đa mưu túc trí, cao thủ triết học, có những câu nói rất ấn tượng như: “Ngu là gì? Là viết tắt của chữ Never Give Up, tức là không bao giờ bỏ cuộc. Cho nên khi người khác nói bạn ngu bạn nên nói câu cảm ơn”! Về sau Tôn Sách lấy nàng Đại Kiều còn Chu Du lấy nàng Tiểu Kiều, hai người gọi là cọc chèo hoặc đứng nắng. Vợ chồng Chu Du suốt ngày ồn ào, nói chuyện toàn đặt câu hỏi cho nhau, chẳng hạn như có lần Chu Du đi về muộn, đã thấy vợ ngồi trước cửa với bộ mặt có dấu hiệu mọng nước: - Sao giờ anh mới về, đồng hồ cơ quan ngủm hay sao mà muộn thế? - Mấy giờ rồi mà em bả

Tam Quốc hài: Tha ma tợ chao nỉ ma chao nỉ chủ chung xứ pa tai niếu pi niếu pio pái ủ

Hình ảnh
Hồi trước nói Lã Bố ở Từ Châu, một hôm thấy có con gà mái béo mập chạy ngang bèn sai lính bắt lấy luộc lên làm đồ ăn sáng. Đang lúc khề khà, chợt nghe bên phía nhà hai phu nhân của Lưu Bị có tiếng My Phu nhân: “Tha ma tợ chao nỉ ma chao nỉ chủ chung xứ pa tai niếu pi niếu pio pái ủ...”, dịch ra tiếng Đại Việt có nghĩa là: - Ới... làng trên xóm dưới, bên ngược bên xuôi, tôi có con gà mái vàng. Sáng nay tôi còn cho nó ăn, thế mà bây giờ nó bị mất! Ai bắt được thì cho tôi xin, nếu không trả thì chị em tôi chửi cho mà nghe đấyyy... Lã Bố tái mào, vẫn tiếng My Phu nhân: - Cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, mày ăn cắp con gà của bà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn. Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi gấp hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên nha! Mu

Tam Quốc hài: Thư tình Trương Phi, đọc xong cười phì

Hình ảnh
Hồi trước nói Lã Bố bày mưu khiến Trương Phi say rượu rồi đuổi đi. Trương Phi lên ngựa, ngựa phi đưa Trương Phi đi, Trương Phi phi ngựa đến tận nơi ở của hai ông anh kết nghĩa để kể lại chuyện. Quan Vũ lo lắng số phận 2 người chị dâu thì Lưu Bị nói: - Vợ ta ta biết, Lã Bố không chịu được hai bà đó một ngày đâu mà lo. Lúc ấy Tôn Càn vào đưa cho Trương Phi một bức thư. Trong thư là lá đơn xin li dị của vợ Trương Phi. Lưu Bị và Quan Vũ ngơ ngác, Trương Phi không nói gì, sai người mang giấy bút ra viết thư gửi cho hai bà vợ. Thư rằng: “Em muôn vàn yêu quý của Trương Phi! Tối nay Trương Phi nhận được đơn xin li dị của em sau khi đã nhậu sương sương với Lã Bố, nhưng vẫn còn đủ chút tỉnh táo để nhận ra rằng: Rất tiếc, anh không thể nhận lời chia tay của em được. Em viết rằng em chia tay anh vì rượu. Vậy thì, em còn nhớ không? Ngày mới quen nhau trong, em thề non ước biển rằng không có gì làm phai mờ được tình yêu của anh và em. Tất nhiên trong đó có cả rượu, phải không nào? Em còn nhớ không?